Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Hé lộ sự thật về bãi rác Đa Phước (TPHCM): “Ăn rác” lấy vàng
>>Bãi rác Đa Phước của ông David Dương được "bảo vệ" như thế nào?
Bãi rác Đa Phước với giá xử lý rác cao hơn nhiều so với Bãi Phước Hiệp nhưng vẫn được ưu ái dồn rác về
Vậy số tiền còn lại rất “mập mờ” là tiền ngân sách từ đóng thuế của người dân, theo bạn nó chạy đi đâu khi mà thủ tục sử dụng vốn ngân sách không hề đơn giản, phải có dự án được thẩm định và được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.
Một kiểu “ve sầu thoát xác?”
Theo hợp đồng được ký kết giữa Công ty VWS do ông David Trung Dương (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty) ký với Sở TNMT TP.HCM do ông Trần Thế Ngọc (thời điểm đó là Giám đốc Sở TNMT TP.HCM) làm đại diện được ủy quyền, UBND TP.HCM ứng trước cho Công ty VWS số tiền 9 triệu USD cho các khoản phí xử lý rác, số tiền này đã được đưa vào tính và khấu trừ trong giá xử lý rác tính theo tấn lúc ban đầu để đi đến giá thỏa thuận là 16,40 USD/tấn. Ngày 12.7.2005, trong công văn gửi Bộ KHĐT (liên quan đến dự án của Cty VWS) cho biết đã đồng ý cung cấp 128 ha đất tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh để phát triển dự án, trả trước phí xử lý rác 9 triệu USD để xây dựng cây cầu và cơ sở hạ tầng. Ngày 30.12.2013, khi một phó chủ tịch khác của UBND TP.HCM yêu cầu báo cáo về các khoản vốn đầu tư tăng thêm để xin điều chỉnh giấy phép đầu tư của Công ty VWS, Sở KHĐT TP.HCM đã làm tờ trình, trong đó có hạng mục xây dựng cầu chỉ tốn hơn 11 tỷ đồng (tương đương hơn 537 ngàn USD).
Như vậy, số tiền còn lại mà UBND TP.HCM đã ứng trước cho Công ty VWS chạy đi đâu không ai biết. Nếu có đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho dự án như nội dung công văn mà UBND TP.HCM gửi Bộ KHĐT thì phải có dự án được thẩm định và phê duyệt trước khi sử dụng đồng vốn từ ngân sách. Trong khi đó, theo báo cáo tài chính ngày 28.3.2014 đã kiểm toán của Cty VWS có khoản nợ phải thu thể hiện: Công ty VWS cho bà Huỳnh Thị Lan Phương – Phó Tổng Giám đốc Công ty – mượn 100 tỷ đồng không lấy lãi. Tiền ngân sách ứng trước được UBND TP.HCM cho “chảy” vào Công ty VWS để xây cầu và cơ sở hạ tầng khác nhưng xây cầu thì chỉ tốn 11 tỷ đồng, còn Công ty VWS thì cho bà Lan Phương mượn 100 tỷ đồng để rút ra nhưng để biết được bà Lan Phương sử dụng 100 tỷ đồng vào mục đích gì quả là hết sức khó khăn.
Theo một luật sư đề nghị dấu tên, hiện tượng này trong giới làm ăn kinh doanh gọi là “ve sầu thoát xác”, nghĩa là xác con ve thì ở lại còn thân nó thì lòng vòng bay đi đâu không ai rõ. Theo luật sư này, việc Công ty VWS cho cá nhân mượn là trái quy định về các định chế tài chính vì Công ty VWS không có chức năng cho vay.
Bãi rác Đa Phước được độc quyền chôn lấp rác từ sự ưu ái của ông Nguyễn Hữu Tín
Làm trái chủ trương của Thành ủy và quy hoạch của Thủ tướng
Ngày 17.5.2002, Văn phòng UBND TP.HCM đã có thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy và Thường trực UBND TP.HCM về các dự án và công trình xử lý rác. Theo đó, chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Minh Triết và Thường trực UBND TP.HCM về Khu Liên hợp Xử lý rác Đa Phước chỉ làm khu dự trữ chiến lược và chỉ xử lý rác cho vùng Nam TP.HCM với công suất nhỏ, còn Khu CN xử lý rác Tam Tân (nay là Khu Phước Hiệp bị chỉ đạo đóng cửa) là công trình trọng điểm, chiến lược của TP.HCM, cần tập trung đầu tư nhanh đảm bảo công suất tiếp nhận rác 3.000 tấn/ngày vào cuối năm 2002 để thay thế bãi rác Đông Thạnh. Chỉ đạo này cũng phù hợp với quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ lúc bấy giờ là ưu tiên phát triển Khu Phước Hiệp còn Khu Đa Phước chỉ đóng vai trò phụ thôi.
Tuy nhiên, từ khi ông David Trung Dương “có mặt” ở TP.HCM thì chỉ đạo của Bí thư Thành ủy và Thường trực UBND TP.HCM lúc bấy giờ coi như không còn giá trị nữa. Khu Đa Phước được “ưu ái lên ngôi” thoải mái độc quyền chôn lấp “ăn rác”, còn Khu Phước Hiệp bị “vùi dập” đóng cửa khiến lãng phí tiền đóng thuế của người dân và 300 công nhân lao động "cầm cự" sống qua ngày, nhiều người phải xin nghỉ hưu non, gia đình con cái họ sống chết mặc kệ.
Bãi chôn lấp rác Đa Phước của Công ty VWS chỉ theo công nghệ chôn lấp nhưng giá xử lý rác cao gây lãng phí ngân sách.
Bãi rác Đa Phước được đầu tư xây dựng không theo chủ trương của Thành ủy và Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ
Bãi rác Đa Phước luôn cách biệt với bên ngoài
Như đã thông tin, bỏ qua kiến nghị của Sở TNMT TP.HCM về việc “bóp rác”, đóng cửa Bãi chôn lấp số 3 Phước Hiệp, huyện Củ Chi (Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị) để dồn rác về cho Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước (Công ty VWS) “ăn rác”, không cần biết sinh mạng cuộc sống của 300 con người mất việc làm tại Bãi chôn lấp số 3, Phước Hiệp không cần biết sẽ gây lãng phí ngân sách số tiền hơn 1.000 tỷ đồng và còn gây lãng phí nhiều tiền ngân sách khác qua chênh lệch giá xử lý rác nhưng UBND TP.HCM vẫn chỉ đạo “bóp rác” tại Phước Hiệp để ưu ái dồn rác về cho Đa Phước “ăn rác”.