Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
>>Quản lý xây dựng quá lỏng lẻo?
Vườn Quốc gia Ba Vì không chỉ được mệnh danh là Lá phổi của thủ đô Hà Nội mà còn là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật hoang dã -Ảnh: TL
Theo tìm hiểu, Ban Giám Đốc Vườn quốc gia Ba Vì (thuộc Bộ NN&PTNT) đã đồng ý “góp” hơn 53ha đất rừng cho doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh khu nghỉ dưỡng Le Mont Bavi Resort & Spa với thời hạn 50 năm (từ 10-9-2011 đến 10-9-2061), đổi lại Vườn quốc gia Ba Vì nhận 8 tỉ đồng từ Công ty TNHH Phát triển. Hợp đồng cũng nêu rõ: “Vườn quốc gia Ba Vì sẽ bàn giao cho Công ty TNHH Phát triển công nghệ quyền bảo vệ và quản lý... rừng và đất lâm nghiệp với diện tích hơn 53ha, đổi lại về nghĩa vụ tài chính công ty có trách nhiệm trả cho vườn “phí đóng góp ban đầu” là 200 triệu đồng.
Tương tự, trong thời gian bên doanh nghiệp xây dựng tiếp tục có trách nhiệm trả cho Vườn quốc gia Ba Vì khoản “đóng góp để bù đắp” với số tiền 300 triệu đồng. Tiếp nữa trong thời gian liên kết 50 năm, hợp đồng thể hiện rõ mỗi năm doanh nghiệp phải đóng góp cho Vườn quốc gia Ba Vì 150 triệu đồng, tổng số tiền vườn quốc gia được hưởng trong 50 năm là 7,5 tỉ đồng”.
Chưa hết, những chi tiết trong điều khoản hợp đồng còn thể hiện rõ việc góp đất rừng cho doanh nghiệp có nhiều lợi ích kinh tế mà Vườn quốc gia Ba Vì được hưởng, chỉ có diện tích đất rừng bị mất và giảm.
Nhưng nếu nghĩ sâu thêm một chút thì đây thực chất là một cuộc trao đổi, một hình thức “cho thuê dài hạn” đứng trên danh nghĩa là “góp”. Việc hợp đồng liên kết giữa vườn với doanh nghiệp để kết hợp phát triển du lịch với phát triển rừng theo Ban Quản Lý Vườn quốc gia Ba Vì là sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế là song cái đáng quan tâm là liệu lợi ích ấy có thật sự phục vụ cho vườn quốc gia phát triển, mở mang hơn? Hay lợi ích kinh tế ấy chỉ phục vụ “tư túi” cho một số người?
Phát sinh lợi ích kinh tế là “chắc chắn” bởi nếu không có lợi thì doanh nghiệp sẽ không đầu tư. Mở khu nghỉ dưỡng sẽ giúp kinh tế khu vực được phát triển hơn, người dân “phố núi” sẽ có thêm việc làm, có thêm thu nhập tuy nhiên bên cạnh đó, người ta cũng quan ngại những cái “giá” mà Vườn quốc gia có thể sẽ phải trả khi có sự xuất hiện của con người, rất nhiều người.
Lo ngại rằng, liệu sau khi Khu du nghỉ dưỡng đi vào hoạt động, thu hút khách thăm quan liệu Vườn quốc gia có còn được nguyên vẹn như bây giờ hay cũng dần dần bị tàn phá bởi ý thức con người chưa cao, bị lạm dụng bởi lòng tham của con người?
Liệu một khu du lịch nghỉ dưỡng được hình thành có là bước đệm để cho hai, ba, bốn hoặc nhiều hơn các khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, các loại hình kinh doanh khác đua nhau mọc lên?
Liệu trong tương lai, có khi nào hàng trăm ha đất sẽ được Ban Quản lý Vườn Quốc Gia “âm thầm” “góp cho các dự án khác để thu về hàng tỷ đồng, mà chính quyền và nhân dân địa phương không hề hay biết?
Đến lúc đó, liệu Vườn quốc gia có giữ nguyên vẹn được ý nghĩa “bảo tồn đa da dạng sinh học” nữa hay không khi đất rừng sẽ dần dần mất đi, môi trường sống của các loài sinh vật bị thu hẹp, thế chỗ cho những khách sạn, resort thay nhau mọc lên như nấm?
Và câu hỏi “hợp đồng liên kết giữa vườn với doanh nghiệp để kết hợp phát triển du lịch với phát triển rừng” có thật sự giúp rừng phát triển rừng lên? Hay chỉ là cách “tư nhân hóa nguồn tài sản công, chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên, sự đánh đổi các giá trị tài nguyên và đa dạng sinh học cho mục tiêu phát triển?”.