Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Bài 1: Khí xả xe cơ giới và biến đổi khí hậu
Bài 2: Ảnh hưởng xấu của khí xả từ xe cơ giới đến biến đổi khí hậu
Kẹt xe ô tô ở Hà Nội sáng ngày 4 tháng 9 năm 2015 -Ảnh: Zing
Năm 1946, lần đầu tiên trên thế giới, tại thành phố Los Angeles thuộc Bang California của Hợp chủng quốc Hoa kỳ xuất hiện một hiện tượng làm xôn xao dư luận. Đó là sự xuất hiện của một làn sương mù dày đặc trong nhiều ngày. Làn sương mù ấy gây cay mắt, gây viêm đường hô hấp và phổi, gây nghẹt thở. Điều đó làm cho hàng loạt người già tử vong, cây cối vàng lá. Tác dụng lâu dài làm cho tỷ lệ người bị bệnh đường hô hấp tăng, khả năng hô hấp của trẻ em giảm 10 ~ 15 %; Kinh phí y tế tăng trên 100 triệu USD. Số người chết sớm hàng năm tăng lên khoảng 1000 người so với trước khi xuất hiện loại màn sương mù lạ này.
Sau này, các nhà khoa học đặt tên cho loại sương mù không phải do độ ẩm không khí gây ra này là “Mù quang hoá” ( Photo Chemie) – một dạng khói trắng, gây ảnh hưởng tầm nhìn và có hại cho sức khoẻ con người.
Sự hình thành “Mù quang hoá” là do các chất khí NOx, CnHm thải ra từ động cơ xe cơ giới. Dưới tác dụng của tia nắng làm hai chất này tiếp tục xảy ra các phản ứng hoá học với nhau và làm xuất hiện khí Ozon (O3), acid Nitricperoxyd, các loại aldehyde ( chất rượu đã khử hydro, công thức phân tử là R – CH = O ) rất có hại cho sức khoẻ của người. Hiện tượng Mù quang hoá chỉ xuất hiện khi nồng độ NOx , CnHm trong không khí cao, không khí bị tụ đọng không lưu chuyển và bị nắng chiếu dữ dội.
Năm 1970 Tokyo của Nhật Bản cũng bị hiện tượng Mù quang hoá hành hạ. Những nơi khác trên thế giới như Aden – thủ đô Hy Lạp, Mexico ở Nam Mỹ đều cũng đã từng bị hiện tượng này hành hạ .
Ở Việt Nam, chưa ai để ý vấn đề này. Song những năm 1980 ~ 1984 hiện tượng khói trắng của những chiếc xe Lam cũng đã xuất hiện. Nguyên nhân là việc cung cấp xăng thời đó rất khó khăn nên các chủ xe Lam đã phải dùng cả dầu hôi và kể cả dầu Diesel để pha lẫn vào xăng để chạy xe. Do dầu hôi và dầu Diesel khó cháy nên thành phần CnHm trong khói thải rất đậm, gây ra Mù quang hoá. Tuy nhiên hậu quả chưa có gì nghiêm trọng nên chưa thấy cơ quan hữu trách nào lên tiếng.
Điều đặc biệt cần được nhấn mạnh ở đây là trong các hạt nhiên liệu chưa cháy hết , chưa cháy kịp kia, ngoài việc tồn tại các aldehyde gây kích thích mắt, mũi và niêm mạc đường hô hấp, thậm chí gây viêm thì còn tồn tại cả các phân tử Benzen (carbuya thơm mạch vòng) bị nhiệt phân rã, sinh ra các dẫn xuất của chúng. Đấy là các chất gây ung thư rất mạnh.
Đối với Ozon, nó là một chất oxy hoá rất mãnh liệt, làm cỏ cây từ vàng úa lá đến chết khô; làm cao su bị lão hoá, gây rạn nứt. Ozon có mùi rất tanh. Con người có thể cảm nhận được mùi Ozon khi nồng độ đạt 0.02 ppm.
Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ cho biết, khí ozone hình thành khi các chất gây ô nhiễm không khí tương tác với nhau dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Vì thế nồng độ khí ozone vào ban ngày luôn cao hơn ban đêm. Trong thiên nhiên, khí ozone hình thành khi những tia sét xuất hiện. Một số thiết bị, như tivi và máy photocopy, cũng tạo ra khí ozone. Nếu hít phải khí ozone, con người sẽ cảm thấy đau ở ngực, ho và ngứa ở họng .
Thử quan tâm tới khía cạnh ảnh hưởng sức khoẻ của các chất khí độc khác có trong khí thải xe cơ giới
Các khói thài từ động cơ xe cơ giớ thải ra có chứ các loại khí độc đối với sức khoẻ con người như: CO (gây ngạt), Loại khí này từng là một vũ khí hoá học trong đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-18 ). CO hấp thụ sẽ kết hợp với Hemoglobin trong máu ở phổi, tạo liên kết Carbonmonoxy-Hemoglobin. Liên kết này làm mất khả năng hấp thụ oxy của hồng cầu làm máu không còn khả năng trở thành máu tươi. Các tế bào máu này sẽ bị vô hiệu hóa, kết đọng ngay tại các mạch máu trong phổi, gây hiện tượng ngạt thở.
Khí NOx ( gây ảnh hưởng đến giác mạc, hệ thần kinh hô hấp và tiêu hoá), Hơi xăng dầu cháy không hết hoặc không kịp cháy CnHm (gây ung thư nội tạng),Khí SO2, SO3 là các khí gây tổn hại đường hô hấp cho con người. Chúng ảnh hưởng tới cả khả năng sinh lý của nam giới và có tính xâm thực đối với các kiến trúc xây dựng mà nó thường xuyên tiếp xúc.
Không khí bẩn, ung thư và hệ luỵ
Khi không khí ô nhiễm, sức khỏe của con người bị đe dọa bởi các bệnh viêm phổi, hen suyễn, ung thư, viêm phế quản, tim mạch, suy nhược thần kinh…, làm giảm tuổi thọ. Nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi, người đang mang bệnh, người thường làm việc ngoài trời…Các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam là 1 trong 10 nước ô nhiễm không khí nặng nề nhất. Vấn đề này ở ta tiếc thay chưa được quan tâm đúng mức.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) TS Hoàng Dương Tùng cảnh báo, gần như 100% đô thị lớn của nước ta hiện đang bị ô nhiễm bụi. Ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng chủ yếu từ giao thông do 100% xe máy chưa được kiểm soát nguồn thải. Những hạt bụi nhỏ liti (PM2.5) lơ lửng trong không khí có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và nhiều bệnh về đường hô hấp. Việc quản lý chất lượng không khí vẫn đang là việc "cha chung không ai khóc”.Sự quản lý lại tồn tại sự chồng chéo giữa các bộ ngành như sau: Chính phủ giao Bộ TN&MT thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về môi trường, trong đó có không khí.
Nhưng rốt cục lại giao cho Bộ GTVT kiểm soát ô nhiễm không khí đô thị, cải thiện chất lượng không khí đô thị. Việc đánh giá, kiểm soát nguồn thải giao các Bộ GTVT, Công thương, Xây dựng...
Cũng theo TS Hoàng Dương Tùng, hiện toàn bộ 9 trạm quan trắc không khí tự động ở TPHCM và 2 trạm tại Hà Nội đã "bất động”, nghĩa là mức độ ô nhiễm môi trường tại 2 thành phố lớn này đang tuột khỏi tầm kiểm soát của các chuyên gia.
Lý do là do thiếu kinh phí duy trì, bảo dưỡng và hiệu chỉnh các thiết bị đo các số liệu liên quan. Tình hình trạm quan trắc "bất động” hoặc hoạt động cầm chừng vẫn còn xảy ra tại nhiều địa phương - Cục Kiểm soát Ô nhiễm - Tổng cục Môi trường cho biết .
Công cụ kiểm soát ô nhiễm không khí là các trạm quan trắc vừa yếu lại vừa thiếu, đã không cập nhật kịp thời và đầy đủ số liệu về chất lượng không khí tại Hà Nội, TPHCM…, nên cũng không thể có khả năng công khai thông tin các trường hợp phát thải vượt mức chỉ tiêu cho phép được quy định trong Luật Môi trường cho người dân biết.
Mỗi năm Hà Nội cũng cấp khoảng 1,5 tỷ đồng để duy trì sự hoạt động của các trạm quan trắc song chỉ đủ duy trì cho sự hoạt động của đội ngũ kỹ thuật, chứ không thể mua sắm trang thiết bị thay thế.
Năm 2013, Tổng cục Môi trường đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, với sự hỗ trợ từ “Mạng lưới Không khí Sạch Việt Nam”. Dự kiến cuối năm nay, Tổng cục sẽ trình lãnh đạo Bộ TN&MT dự thảo Kế hoạch để đưa vào chương trình xây dựng văn bản và trình Thủ tướng Chính phủ năm 2014. Trọng tâm giờ đây là cần xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường không khí tại các thành phố lớn, khu công nghiệp để giám sát, phát hiện ô nhiễm không khí hoặc các nguồn khí thải gây ô nhiễm.
Cho đến hôm nay, vẫn chưa có thêm thông tin gì về việc triển khai xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí này.
(Còn tiếp)
Chiều 18.9.2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố báo cáo hiện tượng môi trường quốc gia 2013 về không khí. Trong báo cáo cho biết, điều đáng lưu ý là tại các thành phố lờn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí minh và Đà Nẵng đang có xu hướng tăng đáng kể nồng độ khí Ozon, loại khí gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp…”. Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Bùi Cách Tuyến, nồng độ Ozon (O3) trong không khí ở các đô thị Việt Nam tăng cao là do ảnh hưởng của giao thông và sản xuất công nghiệp, nhất là sự gia tăng phương tiện ô tô, xe máy ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, vì sao nồng độ O3 lại tăng mạnh vào ban đêm (trái với quy luật thông thường ngày cao đêm thấp) thì chưa có lý giải thỏa đáng, dù đã có nhiều hội thảo tìm nguyên nhân được tổ chức.