Thứ bảy, 04/01/2025, 08:15:07 AM (GMT+7)

Vụ lấp sông Đồng Nai: Không để cái sai tồn tại

(18:24:10 PM 13/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Đã gần 2 tháng kể từ khi vụ lấp sông Đồng Nai làm dự án được đưa ra công luận, đã có rất nhiều cuộc khảo sát của các tổ chức, các nhà khoa học cũng như các cơ quan chức năng được Chính phủ trực tiếp chỉ đạo vào cuộc cho thấy, tác động tiêu cực của dự án này lên dòng chảy, lên sinh kế của người dân là thực tế không thể chối bỏ.

Vụ[-]lấp[-]sông[-]Đồng[-]Nai:[-]Không[-]để[-]cái[-]sai[-]tồn[-]tại



Nhưng đến giờ, vẫn chưa có kết luận để dòng sông được trả lại nguyên trạng.

Có thể nói chưa bao giờ, người dân Đồng Nai nói riêng và người dân cả nước nói chung lại nóng lòng như lúc này. Ngoài việc phải chờ đợi quá lâu cho một vấn đề sai trái đã quá rõ ràng thì ngay tại lúc này ở nam Trung bộ, Tây nguyên và Đông Nam bộ, hàng triệu người dân đang phải đối mặt với khô hạn gay gắt, thậm chí được đánh giá khốc liệt nhất trong 10 năm trở lại đây.

 

Đừng nói đến nước cho trồng trọt, chăn nuôi, ngay cả nước sinh hoạt hằng ngày cũng thiếu thốn đủ đường. Nhiều địa phương đã và đang nạo vét sông hồ; khoan giếng, đào ao tìm nước và trữ nước nhưng cũng không ăn thua.

 

Chẳng nói đâu xa, ngay tại Đồng Nai, mặc dù nằm sát bên con sông La Ngà, giáp lòng hồ thủy điện Trị An, nhưng người dân ở H.Định Quán vẫn lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng khi mùa khô tới... Nhưng khô hạn trầm trọng hiện nay không phải chỉ là chuyện của ông trời, nó còn là hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn, chặn sông xây đập thủy điện tràn lan trước đó.

 

Trong bối cảnh này, việc lấp sông Đồng Nai, dòng sông đang cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 18 triệu dân của 11 tỉnh, thành thực sự trở thành nỗi ám ảnh cho bất cứ ai về hậu quả phải gánh sau này. Nó cũng là nỗi ám ảnh của người dân cả nước về tiền lệ "anh lấp được, tôi lấp được" sẽ lây lan khắp nơi. Không hề quá lời khi nói, số phận của các dòng sông trên cả nước đang phụ thuộc rất lớn vào số phận của khúc sông Đồng Nai đang bị lấp.

 

Nếu sông được trả lại nguyên trạng, những người có liên quan đến việc cấp phép dự án được xử lý nghiêm minh sẽ là một cảnh báo cho những người, những địa phương trong việc ứng xử với dòng sông. Ngược lại, vì bất cứ lý do nào đó nếu dự án được tiếp tục, nói như TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, đấy là thách thức đối với kỷ cương phép nước.

Tác hại của việc lấp sông, những sai phạm về pháp lý của dự án này đã được phân tích rất thấu đáo, rất đầy đủ. Nhưng điều khó hiểu là hàng triệu người dân vẫn phải ngày đêm thấp thỏm chờ đợi không biết đến bao giờ mới có kết luận chính thức về việc này. Dù muốn hay không người ta vẫn phải đặt câu hỏi, việc kéo dài thời gian, liệu có phải để tìm cách cho cái sai tồn tại?

 

Tại hội thảo tổ chức ở Hà Nội hôm qua, các nhà khoa học một lần nữa chứng minh, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án lấp sông Đồng Nai không chỉ thiếu chính xác mà còn được làm một cách cực kỳ cẩu thả, đến không tưởng tượng nổi khi được copy phần lớn từ dự án... đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng tại xã Tân An, H.Vĩnh Cửu của tỉnh này.

 

Thiết nghĩ sau khi thông tin này được công bố, không còn bất cứ lý do gì để kéo dài việc công bố kết luận trả lại nguyên trạng cho dòng sông Đồng Nai cũng như giải tỏa sự phấp phỏng của hàng ngàn dòng sông cùng hàng triệu người dân trên cả nước trước nguy cơ có thể bị lấp để phân lô, bán nền kiếm lợi.

Nguyên Khanh/TNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vụ lấp sông Đồng Nai: Không để cái sai tồn tại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI