Thứ bảy, 18/01/2025, 23:17:00 PM (GMT+7)

Vì sao 10.000 m2 đất nông nghiệp biến thành... biệt phủ?

(17:30:45 PM 14/05/2017)
(Tin Môi Trường) - Toàn bộ phủ đệ rộng khoảng 10.000 m2. Chủ nhân của phủ đệ là bà Nguyễn Thị Nhỡ.

Từ cuối năm 2016 đến nay, người đi đường không ai là không dừng lại, trố mắt trước một tòa phủ đệ đồ sộ, có tên là “phủ Phúc Sinh Trường”, mọc lên cạnh quốc lộ 37, thuộc địa phận thôn Tứ Cường, xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy (Thái Bình).

 

[-]Vì[-]sao[-]10.000[-]m2[-]đất[-]nông[-]nghiệp[-]biến[-]thành...[-]biệt[-]phủ?

Hai con rồng ở cửa phủ đệ Phúc Sinh Trường chiếm hành lang giao thông của quốc lộ 37.
 
Ở cách xa hàng cây số, người ta đã có thể nhìn thấy đôi rồng vàng nhe nanh múa vuốt, ngạo nghễ vươn cổ lên trời trên lối đi vào phủ đệ. Đôi rồng cao 15 mét, dài hơn 40 mét. Trước nay, đôi rồng đá ở đền Đồng Xâm (huyện Kiến Xương) vẫn được coi là hai con rồng lớn nhất nước. Nhưng nay, so với đôi rồng của phủ đệ Phúc Sinh Trường này, thì đôi rồng ở Đồng Xâm chỉ là hạng con cháu.
 
Cạnh mỗi con rồng là một chiếc lộc bình có chiều cao 10 mét. Tất cả đều làm bằng xi măng cốt thép. Điều đáng nói nữa là đôi rồng này lại ngang nhiên chiếm một phần hành lang giao thông của quốc lộ 37. Và sau cánh cổng là san sát, trùng trùng điệp điệp những tòa ngang dẫy dọc.
 
Ngoài ngôi chính điện hết sức nguy nga được dựng theo kiến trúc cổ, còn lầu thờ Phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát, lầu thờ đức Phật Thích Ca Mầu Ni, bức tượng nào cũng cao cả chục mét. Rồi vườn tượng tâm linh La Hán, đặc biệt là bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được đúc bằng đồng nguyên khối, nặng cả chục tấn... và rất nhiều công trình khác, tất cả đều rất cầu kỳ, rất tráng lệ, vật liệu xây dựng là đá nguyên khối và gỗ quý.
 
Toàn bộ phủ đệ rộng khoảng 10.000 m2. Chủ nhân của phủ đệ là bà Nguyễn Thị Nhỡ. Tuy không biết chính xác phủ đệ này xây hết bao nhiêu tiền, nhưng chắc chắn phải là một con số có 11 chữ số. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì toàn bộ diện tích xây phủ đệ đều là đất nông nghiệp 2 vụ lúa, chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Việc xây dựng phủ đệ cũng chưa được cấp phép.
 
Hỏi chuyện một người dân xã Thụy Quỳnh, ông cho biết:
 
- Phủ đệ này bắt đầu xây từ năm 2012, đến cuối năm 2016 mới xong. Riêng đôi rồng thì mới hoàn thành tháng trước. Thật là một đại công trường. Hàng ngày huy động cả trăm thợ. Xe tải chở vật liệu và máy móc ra vào cứ rầm rập.
 
- Tại sao xây dựng trên đất nông nghiệp lâu như thế mà xã, huyện không biết?
 
- Có mù đâu mà không biết? Từ đây đến trụ sở UBND huyện chỉ vài cây số. Biết, nhưng các ông ấy ngậm miệng đó thôi. Ông hỏi vì sao các ông ấy lại ngậm miệng ấy à? Không biết. Nhưng theo suy đoán của người dân chúng tôi, thì chỉ có hai thứ là có thể biến các ông ấy thành những hạt thóc được.
 
Một là tiền. Hai là việc xây dựng này được một thế lực rất lớn bảo kê, cũng có thể những người có thế lực ấy bỏ tiền ra để bà Nhỡ xây. Có thế thì mới yên được chứ. Như dân thường, chỉ cần xây cái lều vịt trên đất nông nghiệp thôi, lập tức sẽ bị phạt, và bị xã điều lực lượng đến đập tan tành. Nhưng mà này, ông nhà báo. Ông đừng có đưa tên tôi lên báo nhá. Chúng nó mà biết, thì chúng nó không để tôi yên đâu.
 
Tuy chỉ là suy đoán, nhưng mà những suy đoán của người nông dân đó không hẳn là không có lý. Tiền hoặc thế lực lớn bảo kê. Nếu không có hai thứ đó, thì làm sao bà Nguyễn Thị Nhỡ, một người đàn bà nhà quê vô học, thuộc loại “chân đất mắt toét”, dám dẫm lên pháp luật, ngang nhiên xây dựng công trình trên cả vạn mét vuông đất nông nghiệp mà không thèm đếm xỉa đến bất cứ một thứ quy định, phép tắc nào?
 
Nếu không có hai thứ đó, thì nói như người nông dân kia, là lãnh đạo từ xã đến huyện đều không ai mù. Nhưng sao một việc làm trái pháp luật, diễn ra rầm rộ suốt 5 năm trời (2012-2916), ngay sát nách UBND huyện, mà không một ai mở miệng?
 
Trả lời báo chí về vấn đề trên, một vị lãnh đạo huyện Thái Thụy đã rất hồn nhiên nói rằng nhiệm vụ của UBND huyện bây giờ là phải giúp bà Nhỡ hoàn thành các thủ tục về đất đai cũng như giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật, để công trình đó được tồn tại.
 
Kỳ lạ thật- “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật (điều 16 Hiến pháp 2013 và điều 5 Bộ luật Tố tụng Hình sự)”. Vì vậy bất cứ ai, đã vi phạm pháp luật, thì đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Mà quy định của pháp luật, thì đã rất đầy đủ rồi. Hành vi của bà Nhỡ, nhẹ nhất là phạt hành chính, buộc tháo dỡ công trình vi phạm, trả lại nguyên trạng cho đất. Nặng thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 173 BLHS (tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai).
 
Chắc chắn những người lãnh đạo huyện Thái Thụy hiểu rất rõ về tính nghiêm minh, sự bình đẳng đó của pháp luật. Nhưng thay vì ngăn chặn ngay từ đầu, thì họ lại “không biết, không nghe, không thấy (?)”, để cho công trình vi phạm xây xong rồi mới lo giúp người vi phạm làm thủ tục để hợp lý hóa. Phải chăng với họ, pháp luật sinh ra chỉ để làm trò đùa?
VŨ HỮU SỰ/Nông nghiệp Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vì sao 10.000 m2 đất nông nghiệp biến thành... biệt phủ?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI