Giao lưu trực tuyến
Từ thiệt hại nặng nề do mưa, lũ tại Quảng Ninh: Giá đắt của dự báo
(22:48:33 PM 30/07/2015)Thiệt hại nặng nề do mưa, lũ tại Quảng Ninh: Giá đắt dự báo- Ảnh minh họa: TL
Có lẽ chưa có trận mưa lũ lớn nào lại có thể gây thiệt hại nặng nề đến thế cho một địa phương ở nước ta như đợt mưa kỷ lục tại tỉnh Quảng Ninh những ngày qua. Theo ước tính ban đầu tới ngày 29-7 của tỉnh Quảng Ninh, đợt mưa kỷ lục diễn ra trong các ngày từ 26 đến 28-7 đã gây thiệt hại trên 1.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, mưa lũ còn khiến 2 TP Hạ Long và Cẩm Phả bị tê liệt hoàn toàn, nhiều khu vực bị ngập lụt, cô lập, giao thông chia cắt... Tổn thất lớn nhất là thiệt hại về sinh mạng khi thống kê tới ngày 29-7 đã có ít nhất 18 người chết và 6 người mất tích.
Tổn thất lớn về sinh mạng, thiệt hại nặng nề về vật chất tại Quảng Ninh tất nhiên là do đợt mưa lớn kỷ lục, lên tới khoảng 1.000 mm ở một số địa điểm. Thậm chí, lượng mưa trút xuống một số nơi lên tới 200-300 mm chỉ trong vòng vài giờ. Mưa khủng khiếp như vậy thì thật khó có thể tránh khỏi thiệt hại.
Tuy nhiên, thiệt hại trong đợt mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh hay các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đều có thể được giảm thiểu nếu có cảnh báo kịp thời, chính xác để có sự chuẩn bị, ứng phó tích cực. Thế nhưng, theo như sự thừa nhận của các quan chức của cơ quan khí tượng thủy văn nước nhà, cơ quan khí tượng thủy văn đã không thể dự báo được lượng mưa khủng khiếp trút xuống Quảng Ninh những ngày qua.
Nhìn vào hay nghe các bản tin thời tiết đều có thể thấy những dự báo khá chung chung như “mưa vừa, mưa to đến rất to”, “có mưa vừa, mưa to diện rộng, có nơi mưa rất to”... hay “nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc”. Đúng là rất khó để các địa phương tiến hành các biện pháp phòng tránh, di dời nhằm giảm thiểu thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan như trận mưa khủng khiếp gây ra cho Quảng Ninh.
Thêm một lần nữa lại phải thấy những cái giá quá đắt phải trả trong thiên tai ở nước ta. Đây cũng không phải lần đầu tiên cơ quan dự báo khí tượng thủy văn nước nhà không thể dự báo chính xác hiện tượng thời tiết cực đoan. Còn đó những bài học đau xót như dự báo về cơn bão Chanchu năm 2006 khiến hàng chục ngư dân bỏ mạng oan uổng trên biển.
Đúng là khó có thể dự báo chính xác các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, cực đoan song hãy đừng tư duy rằng dự báo sai là nằm trong sai số cho phép hay “thế giới cũng thế”, thậm chí tìm cách thanh minh, biện minh. Sai một ly - đi một dặm. Dự báo thời tiết chính xác, kịp thời sẽ giúp giảm rất nhiều thiệt hại; còn ngược lại sẽ khiến cái giá phải trả rất đắt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương (11/12/2024)
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT (09/12/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.