Thứ tư, 30/10/2024, 12:13:53 PM (GMT+7)

Thiên tai không chỉ do biến đổi khí hậu

(12:50:33 PM 14/11/2020)
(Tin Môi Trường) - Đành rằng do biến đổi khí hậu nhưng nếu như việc bảo vệ rừng được thực hiện hiệu quả thì chắc chắn sẽ giảm thiểu rất nhiều độ tàn phá của mưa lũ.

Thiên[-]tai[-]không[-]chỉ[-]do[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu

 

Với miền Trung, bão lũ là chuyện hằng năm, cứ đến hẹn lại lên. Chỉ khác nhau tần suất và mức độ. Nhưng chưa có năm nào khốc liệt như năm nay. Đặc biệt là thương vong về người với những vụ sạt lở kinh hoàng, xóa sổ hàng trăm ngôi nhà, vùi lấp hàng chục nhân mạng. Đại dịch COVID 19 chưa qua, bão lũ ập tới như hiểm họa kép. Khó khăn chồng chất.
 
Không ít người thắc mắc là tại sao thiên tai cứ ngày càng dữ dội, thiệt hại ngày càng năng nề, dù khoa học tiến bộ, phương tiện cứu hộ hiện đại, dự báo chính xác hơn? Đành rằng do biến đổi khí hậu nhưng nếu như việc bảo vệ rừng được thực hiện hiệu quả thì chắc chắn sẽ giảm thiểu rất nhiều độ tàn phá của mưa lũ.
 
Thiếu rừng giống như thiếu một bức bình phong chống lũ, chống sạt lở. Không cần nhìn ảnh chụp từ vệ tinh, chỉ cần đi máy bay vào ngày trời quang mây tạnh; là mục sở thị. Nhìn qua khu vực dãy Trường Sơn và ngã ba Đông Dương là thấy sự khác biệt.
 
Phía lãnh thổ Lào và Campuchia, rừng xanh mượt mà, dù bị khai thác trộm. Bên Việt Nam, rừng loang lổ, màu xanh đan xen màu đất đá như vải hoa Còn thủy điện vừa và nhỏ thì tứ giăng, không có nước nào theo kịp. Việc tích nước và xả lũ cũng lắm bất cập, báo chí đã nhiều lần phản ánh.
 
Kèm với mưa lớn, lũ dâng, chưa có năm nào sạt lở trầm trọng như năm nay, Từ đường sá, cầu cống đến nhà dân, công sở. Những cơ sở này thường được bạt núi, san đồi để xây dựng. Nhỏ thì nhờ máy xúc, máy cạp. Lớn thì nổ mìn. Tất cả đều gây dư chấn đến kết cấu tự nhiên. Bình thường, tưởng không ảnh hưởng gì. Nhưng thực tế là khi môi trường bị tàn phá, hệ sinh thái đảo lộn; những dư chấn nhân tạo, tưởng vô hại nhưng cứ tích tụ, chờ thời cơ bùng phát thảm họa.
 
Một thời, bằng vô số việc làm bất chấp qui luật cuộc sống, chúng ta từng tư duy “Thay trời, đổi đất, sắp xếp lại giang sơn”. Công bằng đánh giá, rất nhiều công trình, dự án đã cải thiện cuộc sống người dân, góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên, mặt trái rất ít khi được nhắc đến, nói chi phân tích; dù mọi vấn đề của cuộc sống luôn có hai mặt.
 
Khá nhiều dự án “Lợi bất cập hại”, bỏ ngoài tai mọi phản biện và cảnh báo của các nhà khoa học thực tiễn. Khi sự cố xảy ra, chưa thấy ai lên tiếng nhận trách nhiệm. Nếu cứ tiếp tục hành xử như hiện nay, sự trả giá sau này còn nặng nề hơn.
 
COVID 19 gây tổn thất quá lớn, làm đảo lộn trật tư thế giới nhưng cũng buộc con người nhìn lại minh, để điều chỉnh hành vi và có những ứng xử thích nghi mới. Thiên tai của miền Trung năm 2020 cũng vậy. Thiệt hại nặng nề chính là sự cảnh tỉnh những hành vi đi ngược lại thiên nhiên môi trường của các nhà đầu tư cũng như cho các nhà quản lý.
 
Xin đừng tiếp tục bạc đãi mẹ thiên nhiên.
Nguyễn Văn Mỹ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thiên tai không chỉ do biến đổi khí hậu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI