Thứ tư, 01/01/2025, 14:09:32 PM (GMT+7)

Tân Hiệp Phát có "gọt chân cho vừa giày"? Tin mới nhất

(09:31:27 AM 18/12/2015)
(Tin Môi Trường) - Nhiều người đã đặt câu hỏi này khi theo dõi phiên tòa xét xử vụ “con ruồi trong chai nước Number One”. Bị cáo Minh có bị gài? Tân Hiệp Phát đã làm gì?

[-]Tân[-]Hiệp[-]Phát[-]có[-]"gọt[-]chân[-]cho[-]vừa[-]giày"?
Bị cáo Minh tại phiên tòa - Ảnh: Thanh Tú

 

Ông Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang), một người bán bún riêu và nước giải khát bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản của Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát (gọi tắt là công ty Tân Hiệp Phát).

Theo lời khai của ông Võ Văn Minh tại tòa, khi viết giấy và ký vào giấy yêu cầu đưa tiền, Minh không biết việc làm ấy gây bất lợi cho mình. Giấy yêu cầu này được đưa cho nhân viên của Tân Hiệp Phát tên là Trương Tiểu Long để anh Long báo lại với công ty.

Ông Minh cũng không biết đó là tội cưỡng đoạt tài sản.

Nhiều ý kiến tranh luận và nhiều câu hỏi được đặt ra quanh sự việc này. Có ý kiến cho rằng đây chỉ là giao dịch dân sự, ý kiến khác lại nói có đủ yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

Mặt khác, nhiều người cũng thắc mắc tại sao công ty Tân Hiệp Phát phải đưa tiền vì sợ, trong khi kết quả giám định cho thấy chai nước đã được mở ra rồi.

Hơn nữa, nếu thật sự muốn cưỡng đoạt tài sản, liệu có ai viết giấy yêu cầu đưa tiền để làm chứng cứ gây bất lợi cho chính mình hay không?

Tại sao lại có những lần thỏa thuận giữa ông Minh và Công ty Tân Hiệp Phát để rồi thống nhất số tiền và ông Minh bị bắt sau đó?

Nghi vấn ông Minh bị gài bẫy

Theo luật sư (LS) Huỳnh Phước Hiệp, không những yêu cầu bị cáo Minh viết giấy chứng minh việc đòi tiền, công ty Tân Hiệp Phát còn báo công an một cách bí mật, cho nên cần xem xét yếu tố ông Minh bị gài bẫy.

Theo lý giải của LS Hiệp, trên thực tế xét xử và đấu tranh tội phạm thì những người phạm tội cưỡng đoạt tài sản thật sự không bao giờ có ý thức để lại chứng cứ.

Trong trường hợp này, bị cáo Minh đồng ý viết giấy yêu cầu đưa tiền, tức là bị cáo chỉ nghĩ đây là một cuộc thương lượng bình thường.

Phân tích kỹ hơn, LS Hà Hải nhận định việc công ty đưa ra các đề nghị, chấp nhận một phần đề nghị của anh Minh từ 1 tỷ xuống 500 triệu cho thấy phía công ty đã cố tình làm cho anh Minh hiểu rằng đề nghị bồi thường của khách hàng đã được phía công ty chấp nhận.

Tại thời điểm đó ý thức chủ quan của Minh không nghĩ rằng hành vi của mình là sự đe dọa mà cho rằng đó là sự tự nguyện bồi thường của công ty.

Bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh, LS Nguyễn Tấn Thi cũng đã đặt ra hàng loạt các câu hỏi tại tòa như:

Kết luận điều tra và cáo trạng xác định, lãnh đạo của Tân Hiệp Phát có lo sợ không, lo sợ và có đưa tiền không?

Khi xảy ra việc bị đe dọa cưỡng đoạt tài sản, tại sao không có quy trình báo công an xã?

LS Nguyễn Tấn Thi đánh giá nếu không lo sợ, khủng hoảng tinh thần mà đưa tiền thì không thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

LS Nguyễn Tấn Thi nhận định Tân Hiệp Phát muốn chi tiền để nhằm “gài” cho anh Minh bị bắt.

LS Nguyễn Tấn Thi cũng đặt ra nhiều câu hỏi trong phần bào chữa như: "Tân Hiệp Phát muốn chi tiền để nhằm mục đích anh Minh bị bắt, bởi chủ quán nơi xảy ra việc trao đổi đã nói rằng xe cứu thương, xe cảnh sát đến ầm ầm trước khi anh Minh đến điểm hẹn. Thậm chí, việc bắt anh Minh, có xe cứu thương, có xe bắt phạm nhân, xe của truyền hình An ninh ti vi đến chờ sẵn thì có việc bắt quả tang với Võ Văn Minh không? Bởi, tất cả những việc này đều được chuẩn bị sẵn”.

Điều tra viên Trần Trí Tâm là người tiếp nhận đơn tố cáo, đi bắt quả tang, rồi sau đó mới có quyết định phân công điều tra viên thụ lý vụ án này? Vậy, điều tra viên tham gia từ đầu vụ án đi bắt quả tang với tư cách gì? Có phải là gài bẫy với Võ Văn Minh hay không?”


[-]Tân[-]Hiệp[-]Phát[-]có[-]"gọt[-]chân[-]cho[-]vừa[-]giày"?
Bà Bích đại diện công ty Tân Hiệp Phát tại phiên tòa - Ảnh: Thanh Tú


Phải chăng đã hình sự hóa quan hệ dân sự?

Đó là câu hỏi mà LS Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM đặt ra xung quanh vụ việc này.

LS Huỳnh Phước Hiệp (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng đánh giá vụ việc này là một giao dịch dân sự, bị cáo Võ Văn Minh không phạm tội cưỡng đoạt tài sản.

“Một tình tiết khác trong vụ án là theo kết luận của cơ quan giám định có thẩm quyền, nắp chai nước ngọt đã được mở ra và đóng lại. Nếu như vậy thì công ty Tân Hiệp Phát chẳng có gì phải sợ mà đưa tiền cho bị cáo Minh và cho rằng bị cáo cưỡng đoạt tài sản”- LS Hiệp phân tích.

Theo LS Hà Hải, tội cưỡng đoạt tài sản là phải dùng vũ lực hoặc thủ đoạn, nhằm đe dọa, uy hiếp tinh thần của người khác. Như vậy chủ thể “người khác” (người bị hại) là một cá nhân không thể là một pháp nhân.

Rõ ràng Tân Hiệp Phát là một pháp nhân nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật. Hơn nữa cá nhân không thể dễ dàng uy hiếp tinh thần một pháp nhân.

LS Hà Hải cho rằng theo tinh thần của điều 135 thì người phạm tội phải là người có lỗi cố ý trực tiếp, tức là biết được hành vi của mình đang uy hiếp người khác dẫn đến việc người đó phải đưa tiền cho mình.

Trong vụ án này, việc anh Minh nói sẽ đưa chai nước cho báo chí có phải là hành vi đe dọa để cưỡng đoạt tài sản của Tân Hiệp Phát hay chỉ là cách nói chuyện trong quá trình thương lượng bồi thường thì còn cần phải được xem xét.

Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

LS Nguyễn Văn Hậu cho biết theo điều 9 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định thì khách hàng có nghĩa vụ thông tin về hàng hóa lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng.

Do đó, nếu đúng trong chai nước ngọt có con ruồi là xuất phát từ lỗi của nhà sản xuất thì việc thông tin cho cơ quan chức năng biết không phải chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người tiêu dùng, LS Nguyễn Văn Hậu nói.

Có cùng quan điểm này, LS Hà Hải cho biết theo điều 31 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì việc anh Minh đưa ra lời đề nghị về việc bồi thường thiệt hại do sản phẩm lỗi của Tân Hiệp Phát, đồng thời Tân Hiệp Phát cũng đã đồng ý và thừa nhận về việc thương lượng này nên thỏa thuận giữa anh Minh và Tân Hiệp Phát là phù hợp với quy định pháp luật và anh Minh chỉ là đang thực hiện quyền của người tiêu dùng. 

“Thời gian qua, tôi nhận được nhiều phản ánh của người tiêu dùng về việc người dân phát hiện các chai nước ngọt có lỗi, nhưng tôi không biết tư vấn cho họ làm sao, bởi vụ án này còn chưa xử. Bởi ai gọi điện báo thì sợ bị bắt, khiếu nại thì rườm rà. HĐXX cũng nên xem xét”- LS Nguyễn Tấn Thi nói.

Bạn đọc đặt dấu hỏi về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp

Nhiều bạn đọc lên án cách hành xử của của công ty Tân Hiệp Phát trong vụ việc lần này."Nếu khép bị cáo Minh vào tội danh cưỡng đoạt thì đồng nghĩa với việc Tân Hiệp Phát thừa nhận chai nước của mình có con ruồi"- một bạn đọc nói.

“Nếu Tân Hiệp Phát tự tin vào dây chuyền khép kín bất khả xâm phạm của mình thì họ không thể để chai nước có ruồi trở thành vũ khí để uy hiếp, khiến họ phải nhiều lần cử nhân viên đến thương lượng”, bạn đọc nói.

Một số bạn đọc khác cho rằng hành vi đòi tiền công ty Tân Hiệp Phát của bị cáo Minh là sai, nhưng cách hành xử của Tân Hiệp Phát “bất nhân quá”.

“Là tổ chức kinh tế lớn mà hành xử kém, họ có thể thắng tất cả vụ kiện nhưng họ sẽ trả giá bằng uy tín, hình ảnh và doanh thu của mình”- một bạn đọc phê bình.

Rất nhiều ý kiến khẳng định họ không dùng sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát vì “cách hành xử thấp kém với khách hàng, không phải là văn hóa kinh doanh đúng đắn của một doanh nghiệp lớn”.

"Tân Hiệp Phát tự đánh mất mình trong văn hóa hành xử với khách hàng chứ không phải do anh Minh"- bạn đọc Đức Duy.

Cách xử lý khách hàng của Tân Hiệp Phát

- Năm 2011 một người ở Gò Vấp bị bắt vì phát hiện sản phẩm lỗi của Tân Hiệp Phát khi đòi 70 triệu đồng và Tân Hiệp Phát đồng ý trả 1/3, lúc trao tiền, bị bắt luôn.

- Năm 2013, anh T. cũng thương lượng, lúc nhận tiền bị bắt.

- Chị H. ở Đồng Nai, cũng giao tiền thì bị bắt.

"Tôi thấy rằng đây là một motip vận hành xử lý vấn đề liên quan đến khách hàng của Tân Hiệp Phát. Họ không hề lo sợ hành vi tống tiền, họ chỉ sợ dư luận. Nếu không lo sợ, khủng hoảng tinh thần mà đưa tiền thì không thể cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Và không thể buộc tội một người mà họ không hề phạm tội” - luật sư Thi nói tại phiên tòa.

Theo TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tân Hiệp Phát có "gọt chân cho vừa giày"?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI