Thứ bảy, 18/01/2025, 18:34:35 PM (GMT+7)

Quản lý thị trường dùng miệng kiểm định chất lượng… phân bón Tin mới nhất

(16:28:11 PM 17/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết như vậy trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều nay 17-11.

[-]Quản[-]lý[-]thị[-]trường[-]dùng[-]miệng[-]kiểm[-]định[-]chất[-]lượng…[-]phân[-]bón

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng 

 

Mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đăng đàn cho biết đã nhận được nhiều câu hỏi từ các đại biểu quan tâm, chủ yếu liên quan đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, về sản xuất chế tạo trong nước, về giải pháp quản lý thị trường và sự tham gia của doanh nghiệp trong nước về hệ thống bán lẻ và nhiên liệu sinh học.


Là người chất vấn đầu tiên, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề điện.


Ông Đương hỏi thẳng: “Có ý kiến phản ánh doanh nghiệp điện nhà nước, như thủy điện Hòa Bình, công suất lớn, nhưng hoạt động cầm chừng, trong khi ngành công thương lại nhập điện từ Trung Quốc với giá cao. Điều này có đúng không? Có nhóm lợi ích hay không? Nếu có, trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?”


Ông Vũ Huy Hoàng khẳng định ý kiến này không có cơ sở. Vì trong nước đã có nhiều công trình thủy điện có công suất lớn đã và đang hoạt động, với nhiều lợi thế. Không có lý do gì không khai thác triệt để các thủy điện đã đầu tư này, có thủy điện đạt sản lượng một năm 9-10 tỉ kwh, “nên không có câu chuyện cầm chừng về phát điện”.


Ông Hoàng cũng cho biết thêm thủy điện Sơn La đưa vào vận hành trước ba năm, và năm nào cũng phát hơn sản lượng thiết kế, “nên không có cơ sở nói rằng phát điện cầm chừng ở các thủy điện lớn này”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nhấn mạnh.


Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đặt câu hỏi về tỉ lệ nội địa hóa ở những lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, như ô tô, điện tử, cơ khí, hiện đã đạt được tỉ lệ ra sao? Một số ngành trong nước đã sản xuất được như thuốc lá, đường, nông sản, sản xuất nhưng tình hình nhập lậu qua biên giới không nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất trong nước, Bộ trưởng thấy thế nào?


Theo bộ trưởng Hoàng, hiện ô tô chở khách 80 chỗ nội địa hóa 40%, xe tải nông dụng, chuyên dùng 70%, ô tô con, tỉ lệ thấp, 10%.


Đây chính là việc chưa thành công của quy hoạch. Xe máy 90%, kể cả động cơ, xuất khẩu 150.000 xe/năm, kim ngạch gần 300 triệu USD.


Nội địa hóa xe máy đã đẩy bật được các nước láng giềng. Còn điện tử gia dụng đạt 30-35%, như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh. Điện tử tin học khoảng 15%. Dệt may 50%, da giày 60%.


Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận tình hình nhập lậu qua biên giới trong thời gian qua là vấn đề nhức nhối, tồn tại nhiều năm dù lực lượng quản lý thị trường đã làm hết sức.


Ông Hoàng “nhận trách nhiệm về hạn chế liên quan đến lực lượng quản lý thị trường, còn các lực lượng khác như hải quan, biên phòng, dù có phối hợp, nhưng hiệu quả chưa cao, dù địa phương có nhiều cố gắng”. Đồng thời cho biết số vụ xử lý vi phạm năm sau luôn cao hơn năm trước từ 12-14%.


Về nguyên nhân, Bộ trưởng Hoàng cho biết có nhiều điểm, nhưng tựu trung lại xuất phát từ dung lượng thị trường hiện đang rất mạnh, độ mở của nền kinh tế rất lớn nên việc giao thương hàng hóa ngày càng tăng là một xu thế.


Giao thương tăng lên thì một số phần tử làm ăn không chính đáng, lợi dụng sự mở cửa để đưa hàng kém phẩm chất vào thị trường nội địa.


Do công tác đấu tranh của lực lượng quản lý thị trường, về phương tiện, vừa yếu vừa thiếu nên hiệu quả không cao.


“Tôi nói thật hiện anh em rất thiếu thiết bị kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng. Như để đánh giá chất lượng phân bón, có nhiều quản lý thị trường phải dùng miệng để thử chất lượng phân bón. Do công cụ thiếu, trang thiết bị yếu nên hiệu quả chưa cao”, ông Hoàng phân trần.


Cũng không loại trừ trong đội ngũ quản lý thị trường có tình trạng tiêu cực, chưa hết trách nhiệm, thậm chí bao che các hành vi sai phạm, nên dẫn đến hiệu quả không cao. Và sự phối hợp giữa các địa phương, dù đã nỗ lực chặt chẽ, nhưng cũng có nơi chưa đều, nên sự vào cuộc chia sẻ giữa các địa phương chưa được hiệu quả như ý.


Sau nghe trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đại biểu Nguyễn Thị Khá băn khoăn: nếu Bộ trưởng nói cán bộ quản lý thị trường phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón, vậy với thuốc trừ sâu thì phải làm thế nào?

Trần Vũ Nghi/TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quản lý thị trường dùng miệng kiểm định chất lượng… phân bón

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI