Thứ sáu, 22/11/2024, 02:21:14 AM (GMT+7)

Phép thử Sơn Trà

(07:57:12 AM 31/05/2017)
(Tin Môi Trường) - Đã gần 3 tháng nay, Đà Nẵng và dư luận cả nước "nổi sóng" sau vụ việc Sơn Trà bị cày xới để xây dựng 40 biệt thự, tiếp đến là đơn kiến nghị, ý kiến của nhiều giới, ngành và Thủ tướng Chính phủ.

Sơn[-]Trà[-]được[-]chọn[-]làm[-]phép[-]thử[-]trong[-]cuộc[-]chiến[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường

Sau "sự kiện Formosa", chưa có bao giờ truyền thông và dư luận quan tâm nhiều với mật độ dày đặc, thường xuyên và liên tục như vụ Sơn Trà.

 
Mới nhất là cuộc tọa đàm "Phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch quốc gia Sơn Trà" do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức ngày 30-5 tại Hà Nội. Sau "sự kiện Formosa", chưa có bao giờ truyền thông và dư luận quan tâm nhiều với mật độ dày đặc, thường xuyên và liên tục như vụ Sơn Trà.
 
Nên vui hay nên buồn với phản ứng này? Có lẽ cả hai!
 
Trước tiên là buồn, rất buồn! Buồn vì sự tàn phá và bức tử thiên nhiên, hủy diệt môi trường sống đã và đang diễn ra một cách rầm rộ, công khai trên khắp cả nước, khiến cho người dân không thể chịu đựng được nữa, buộc họ phải lên tiếng.
 
Đến bây giờ, chưa ai thống kê một cách đầy đủ trong 20 năm trở lại đây có bao nhiêu dự án kinh tế đã tước đoạt nguồn sống của người dân? Đã phá vỡ sự cân bằng sinh thái đến mức độ nào? Nhưng chắc chắn ai cũng biết môi trường sống của con người đang bị đe dọa và bị thu hẹp dần, "giang sơn cẩm tú" đang bị xé nát. Thiên nhiên môi trường - một tài nguyên không tái sinh - đang bị lòng tham xâm lược và chiếm đóng. Tài sản của nhân dân (đất đai, rừng núi, sông biển...) đang bị các nhóm lợi ích thâu tóm và chiếm hữu! Và con cháu chúng ta có nguy cơ trở thành "khách lạ" trên chính mảnh đất của mình...
 
Buồn là những hành động bức tử thiên nhiên, hỗn xược với trời đất, ăn chặn của tương lai... phần lớn được bảo vệ bởi những quy trình hợp pháp!
 
Buồn vì những tiếng nói lương tri lạc lõng, không được lắng nghe!
 
Còn vui thì sao?
 
Vui vì tiếng nói và hành động của những người yêu thiên nhiên nói chung và Sơn Trà nói riêng không còn đơn lẻ. Điều đáng vui hơn là tiếng nói đó không chỉ dừng lại người dân Đà Nẵng mà còn nhận được sự ủng hộ bằng lời nói, hành động của người dân cả nước.
 
Tình yêu thiên nhiên không có biên giới. Lên tiếng bảo vệ Sơn Trà như là lương tâm, trách nhiệm của mọi người. Tấm lòng, trách nhiệm đối với đất nước không có ranh giới hành chính. Mọi người đều vui mừng khi Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế ngồi lại với nhau trong sự kiện Hải Vân Quan được công nhận di tích quốc gia và vui mừng hơn khi cả nước đồng lòng giữ thiên nhiên tươi đẹp của Sơn Trà. Giữ lá phổi xanh của Đà Nẵng, bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái của khu vực Bắc sông Thu Bồn. Giữ được Sơn Trà có thể sẽ là tiền lệ góp phần giữ được tài nguyên thiên nhiên các nơi khác. Nếu không giữ được Sơn Trà thì Hải Vân, Cù Lao Chàm và nhiều cảnh quan thiên nhiên nữa không sớm thì muộn cũng bị cày xới "đúng quy trình"! Người Đà Nẵng đã tuyên bố chọn giữ Sơn Trà chứ không chọn số phòng khách sạn xây trên đó để phát triển du lịch một cách bất chấp tự nhiên và nguồn sống của cả một vùng đất!
 
Sơn Trà được chọn làm phép thử trong cuộc chiến bảo vệ môi trường cam go, khốc liệt này chăng?
 
Võ Kim Ngân /báo Người lao động
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phép thử Sơn Trà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI