Chủ nhật, 24/11/2024, 11:31:36 AM (GMT+7)

Người Sài Gòn "sống chung" với ngập đến bao giờ?

(15:58:55 PM 13/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Trong thời gian qua, trên địa bàn TPHCM liên tục xảy ra những trận mưa lớn, gây ngập úng trên diện rộng, ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của người dân... ông Đỗ Tấn Long – Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước, thuộc Trung tâm chống ngập TPHCM đã trao đổi xung quanh vấn đề này.

Nhiều[-]ý[-]kiến[-]cho[-]rằng[-]tình[-]trạng[-]ngập[-]ở[-]TP[-]HCM[-]hiện[-]nay[-]đang[-]có[-]xu[-]hướng[-]chuyển[-]từ[-]điểm[-]này[-]sang[-]điểm[-]khác

Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng ngập ở TP HCM hiện nay đang có xu hướng chuyển từ điểm này sang điểm khác



Thưa ông, những ngày vừa qua trên địa bàn TPHCM liên tục xảy ra ngập nặng sau mưa? Vậy đâu là nguyên nhân?


Ông Đỗ Tấn Long: Trong 2 ngày 8 và 9/9 vừa qua, trên địa bàn TP xảy ra hai trận mưa rất lớn. Cụ thể, vào ngày 8.9 có vũ lượng 110mm, ngày 9/9 vũ lượng 90mm đã gây ra ngập nặng tại 4 khu vực trũng thấp nằm ở 5 khu vực ngoại thành.

- Tại khu vực đường Kinh Dương Vương và khu vực An Dương -Vương thuộc quận Bình Tân: hệ thống thoát nước đã xuống cấp. Hiện nay đang thi công nâng cấp cải tạo hệ thống thoát nước này, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015.

- Khu vực đường Ấp Chiến Lược, quận Bình Tân: Tuyến kênh Liên Xã - Ông Búp đã bị lấn chiếm, thu hẹp dòng chảy. Một số hộ dân tự ý đặt cống có tiết diện nhỏ làm tắc nghẽn dòng chảy. UBND quận Bình Tân đã có kiến nghị lên UBND TPHCM cho phép thay thế 25 vị trí cống có tiết diện nhỏ để tăng cường thoát nước cho khu vực.

- Tương tự, tại khu vực đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9) hệ thốngthoát nước cũng xuống cấp. Hiện nay đang thi công nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước. Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015.

Được biết những năm qua, TPHCM chi hàng nghìn tỷ đồng để thực hiện các dự án chống ngập, tuy nhiên theo đánh giá vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng ngập đang có xu hướng chuyển từ điểm này sang điểm khác? Ông cho biết có phải không?

Ông Đỗ Tấn Long: Qua theo dõi hiệu quả các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng thì hầu hết đã phát huy hiệu quả xóa giảm ngập. Tuy nhiên, còn một số dự án triển khai chưa đồng bộ do vướng giải phóng mặt bằng nên chưa phát huy hiệu quả chống ngập như vị trí đường Xa lộ Hà Nội gần chân cầu Rạch Chiếc, đường Nguyễn Ảnh Thủ...

Về ý kiến xu hướng chuyển điểm ngập từ điểm này sang điểm khác thì không có trường hợp này.

Vậy, ông đánh giá như thế nào về công tác chống ngập trong những năm qua?

Ông Đỗ Tấn Long: Trong những năm qua, nhiều dự án hoàn thành đã phát huy hiệu quả xóa giảm ngập trên địa bàn TPHCM, đặc biệt là khu vực trung tâm. Năm 2008 vùng Trung tâm có đến 85 điểm ngập, đến nay đã cơ bản xóa giảm ngập. Ngoài ra, 5 vùng ngoại vi đã xóa, giảm trên 50 % điểm ngập.

Thưa ông, nguyên nhân gây ngập có phần do tình trạng lấn chiếm kênh rạch, chặn dòng để thi công các dự án đã được xử lý như thế nào?

Ông Đỗ Tấn Long: Đối với tình trạng lấn chiếm kênh rạch, UBND TP đã giao cho UBND các quận, huyện xây dựng kế hoạch xử lý cụ thể từng trường hợp.

Đối với các nhà thầu chặn dòng thi công gây ngập trong dự án, TP đã lập đoàn thanh tra, định kỳ đi kiểm tra và xử phạt, chế tài nhằm hạn chế tối đa tình trạng này.

Ngoài ra giải quyết tình trạng ngập do triều cường hiện nay như thế nào?

Ông Đỗ Tấn Long: Để giải quyết tình trạng ngập do triều cường, TP đang đầu tư đồng bộ các hạng mục công trình kiểm soát triều cường thuộc Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TPHCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 154/QĐ-TTg ngày 28/10/2008. Theo đó, xây dựng tuyến đê bao khép dọc sông Sài Gòn với tổng chiều dài 149km và 10 cống kiểm soát triều lớn.

Theo Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người Sài Gòn "sống chung" với ngập đến bao giờ?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI