Giao lưu trực tuyến
Nghĩ bậy, nói bậy, làm bậy 
(10:56:58 AM 28/02/2016)
Đến giờ phút này thì CSGT đã “truy tìm” được “người đàn ông tè bậy” này chính là một người Hà Nội.
Những tiếng nói bức xúc, phẫn nộ về hành vi “làm xấu mặt Hà Nội” kia, cho đến lúc này đã quá khủng khiếp. Thậm chí, người ta còn đòi phóng to hình ảnh kia dán nơi công cộng, rồi phát đoạn clip ấy lên… sóng truyền hình quốc gia cho… “nó nhục mặt”.
Câu chuyện buồn, mà cũng buồn cười. Cũng với hành vi ấy nhưng ở bối cảnh khác thì chắc ông kia không bị lên án kinh hoàng như vậy. Chẳng hạn ông kia đang lái ô tô trên đường làng, rồi dừng lại “giải quyết nỗi buồn” thì xem ra cũng bình thường. Nhưng đây là ở giữa phố xá thủ đô đông đúc. Hành vi bình thường ở nơi này nhưng lại dị thường nơi khác và ngược lại. Về hành vi ấy, tôi gọi là “mất kiểm soát”. Xét về “cơ chế cơ thể” thông thường, không ai làm như vậy cả, trừ khi anh không kiểm soát được mình. Có thể là người đàn ông ấy đang say hoặc uống quá nhiều bia đến mức… chịu không nổi. Ai cũng từng bị như vậy. Và người đàn ông nào trong đời, ít nhất cũng có đôi ba lần… tè bậy ngoài đường. Nhưng ở đây, tình huống oái oăm quá (ô tô dừng ngoài đường chờ đèn đỏ), không trường lớp nào dạy phải làm gì, ngoài việc kiểm soát bản năng.
Lên án, đả kích, đòi xử… thì đúng rồi. Nhưng rồi sao nữa? Tôi nghĩ rằng đây là bài học không chỉ riêng ai. Làm sao để sống văn minh, tử tế trong một xã hội còn nhiều bất cập, như sự rối loạn về giao thông, thiếu hệ thống vệ sinh công cộng… Làm sao để cuộc sống đẹp hơn, mà không phải suốt ngày… chửi vào mặt nhau bằng những lời rát buốt.
Kinh nghiệm cho thấy không thể dùng bạo lực để làm giảm bạo lực, không thể làm giảm những hành vi xấu bằng những lời nói nhục mạ nặng nề. Tè bậy ngoài đường đã tồi tệ rồi, còn tè lên tất cả mọi thứ xem ra còn tệ hại hơn.
Tôi nhớ mới đây, trong buổi ra mắt cuốn sách “Miến Điện đất nước hình ngọn lửa” tại Trường ĐH Hoa Sen, khi bạn đọc hỏi điều gì ở đất nước này để lại ấn tượng nhất thì tác giả cuốn sách là TS Hồ Đắc Túc trả lời: “Đó là những con người không muốn làm người khác phải buồn”. Lạ lùng, một đất nước hơn 5 thập niên sống dưới ách quân phiệt, dù lam lũ mà con người vẫn hiền hòa, sâu lắng một sức mạnh tinh thần, cẩn tin vào luật nhân quả. Người Miến Điện có triết lý “không muốn làm người khác buồn”, còn người Việt dường như ngược lại, “phải làm cho người khác buồn” thì mới chịu được (!). Cho nên mới có chuyện một ông “giải quyết nỗi buồn” lại gây nỗi buồn cho bao người. Lại có không biết bao nhiêu người, nhân chuyện này cứ phải đay nghiến, giày vò nhau “cho ra bã” thì mới hả (!).
Nhưng dù có “chém gió” tầm cỡ nào thì cũng nên hành động. Cụ thể ở đây, nhân chuyện này, nhà nước nên sớm ban hành luật cấm tè bậy. Không có luật chính quy và áp dụng luật một cách quyết liệt thì không thể hành xử văn minh, dù là đi ô tô hay mặc veston, dù là ai cũng tỏ ra mình “minh triết” nhất xứ sở này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
-
Giải cứu cây xanh
-
Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
-
Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
-
Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
-
Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
-
Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
-
Phong tỏa vô tội vạ
-
Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)