Thứ bảy, 18/01/2025, 11:06:21 AM (GMT+7)

Nếu không dẹp được chiếc gai bê tông ở Mã Pí Lèng…

(20:36:45 PM 06/10/2019)
(Tin Môi Trường) - Chiếc ‘gai bê tông’ trên đèo Mã Pí Lèng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận về sự thờ ơ của chính quyền địa phương đối với một công trình hủy hoại cảnh quan thiên nhiên, xây dựng trái pháp luật.

Được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan và con đường hạnh phúc, Mã Pí Lèng đã được công nhận là một di tích danh thắng từ năm 2009. Vì thế, khi một khách sạn 7 tầng bỗng sừng sững mọc lên tại vị trí đẹp, view toàn cảnh từ đỉnh Mã Pì Lèng, hẻm núi Tu Sản, xuống dòng sông Nho Quế, quả đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

  
Nếu[-]không[-]dẹp[-]được[-]chiếc[-]gai[-]bê[-]tông[-]ở[-]Mã[-]Pí[-]Lèng…
Công trình không phép trên đèo Mã Pí Lèng
 
Người ta bất ngờ vì một công trình to lớn như thế, xây trên đất nông nghiệp chưa chuyển mục đích và không hề có giấy phép xây dựng nhưng đã đưa vào hoạt động mà chính quyền dường như không thấy gì cho đến khi người dân phát hiện ra và bức xúc lên tiếng. Chỉ riêng điều này đã quá đủ để phê bình UBND cấp huyện và cấp xã tại Hà Giang về sự “cố ý” thiếu trách nhiệm của mình.
 
Không có lý do nào có thể biện minh cho việc không có một động thái nào từ phía chính quyền trong suốt 2 năm trời công trình này xây dựng cho đến khi hoàn chỉnh, trong khi lẽ ra nó hoàn toàn có thể bị buộc tháo dỡ, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu từ sớm hơn. Cả một khối khách sạn 7 tầng chứ đâu phải con kiến hay bụi siêu mịn mà chính quyền không thấy.
 
Nếu UBND các cấp ở Hà Giang thật sự muốn trung thành với nguyên tắc cơ bản nhất được nêu tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính - mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh - thì những tổn thất vật chất cho xã hội và của chủ đầu tư công trình vi phạm sẽ không lớn đến thế. Quan trọng hơn là tinh thần thượng tôn pháp luật trong quản lý nhà nước, sự tín nhiệm của dân với chính quyền sẽ không đến mức bị tổn thương như thế.
 

Nếu[-]không[-]dẹp[-]được[-]chiếc[-]gai[-]bê[-]tông[-]ở[-]Mã[-]Pí[-]Lèng…

Nhiều du khách đã đến đây check-in

Nhưng câu hỏi lớn hơn cần đặt ra là, ngoài vi phạm đơn thuần về xây dựng, tòa nhà này có vi phạm pháp luật về di sản hay không. Bởi tòa nhà không nằm trong khu vực bảo vệ I hay II của di tích, như thông tin từ Cục quản lý di sản, ta không thể kết luận nó vi phạm pháp luật di sản.
 
Tuy nhiên, không cần thẩm tra cũng có thể nhận thấy, ngay cả khi chủ đầu tư, vì “cơ may” nào đó đã khéo chọn được địa điểm ở vùng ven di sản thì mục tiêu kinh doanh của nó vẫn gắn liền với việc khai thác di sản cho du lịch. Chắc sẽ không khó nếu muốn chứng minh tác động của khách sạn không phép này đến cảnh quan thiên nhiên, nơi hùng vĩ nhất trong tứ đại danh đèo.
 
Theo Điều 36 Luật Di sản, khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích của luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
 
Nếu các cơ quan này “không thấy gì ảnh hưởng” một cách hữu ý khi xét cấp phép thì gợi ý cho phép tồn tại khi hoàn thành các thủ tục sẽ có cơ hội hiện thực hóa. Có lẽ khả năng này là hướng giải quyết mà chính quyền Hà Giang đang lựa chọn, bất chấp một di sản đang đau đớn trước những khối bê tông chém thẳng vào núi rừng xanh ngắt.
 
Ta không chắc điều gì nằm phía sau những sự vi phạm ngang nghiên này cũng như hướng khắc phục (nguy cơ là) cho tồn tại, ta sẽ sớm có những công trình khác mọc lên, chính ở khu vực này và ở nhiều nơi khác nữa, thậm chí là những công trình lớn hơn gấp nhiều lần và dính đến những cấp cao hơn nhiều so với chính quyền một xã, một huyện.
 
Cũng đáng đau lòng khi nhìn thấy, khi tòa nhà đang gây ồn ào trên công luận lẫn dư luận, nhiều đoàn người đã kéo đến đây, không phải để phản đối, mà để tranh nhau chụp ảnh check-in ngay ở nơi đã xâm phạm trơ tráo cả pháp luật quản lý nhà nước lẫn cảnh quan môi trường.
 
Chỉ có mẹ thiên nhiên ngày một kiệt quệ khi bị róc từng mảng thịt để bị chuyển hóa thành tiền chất đầy túi các nhà buôn sẵn sàng phục vụ những thị hiếu trước mắt và một tương lai xám không còn màu xanh từ trong nhận thức lẫn hiện thực khách quan cho thế hệ tương lai.
Đinh Thanh Nga (PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nếu không dẹp được chiếc gai bê tông ở Mã Pí Lèng…

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI