Giao lưu trực tuyến
Nên hay không gây nuôi hổ trong trang trại?
(12:16:49 PM 17/03/2016)Toàn cảnh buổi chiếu phim - Ảnh: Phương Thảo
Buổi chiếu phim với sự tham dự của đông đảo mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp khác nhau đến từ các trường Đại học, Viện Nghiên cứu, cơ quan Phi chính phủ, tổ chức Quốc Tế…
Tại đây, mọi người cùng nhau xem những thước phim ngắn về động vật hoang dã, đặc biệt là tình trạng săn bắt hổ ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ đó cùng thảo luận về vấn đề: “nên hay không việc gây nuôi hổ trong các trại tại Việt Nam?
Tại sao không thử?
Vấn đề “nên hay không viêc gây nuôi hổ trong trang trại tại Việt Nam” đưa ra gặp phải hai luồng ý kiến trái chiều. Một bên đồng tình và một bên phản đối.
Lần lượt “mổ xẻ” vấn đề, những người đồng tình với việc gây nuôi hổ trong trang trại cho rằng: Việc gây nuôi hổ trong trang trại hiện nay là một biện pháp “cứu cánh” tuyệt vời. Sẽ giúp bảo vệ nguồn gen và bảo vệ loài hổ tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng trước nạn săn bắt hổ diễn ra manh động như hiện nay.
Đồng thời, việc gây nuôi hổ hiện nay cũng rất dễ, có thể nói “dễ như nuôi mèo” chính vì vậy việc gây nuôi hổ “đại trà” một phần có thể tăng được số lượng cá thể hổ, một phần lại có thể đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận người, và khi con người được nuôi nhốt, nhân giống hợp pháp thì họ sẽ không “liều mình” vào rừng săn hổ nữa như vậy sẽ đảm bảo được số lượng hổ trong tự nhiên.
Đặc biệt, là khi diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam hiện còn rất ít và việc quản lý, thắt chặt an ninh nạn săn trộm ở Việt Nam là vô cùng khó.
Lý giải cho đều này, những người đồng tình với việc “nên gây nuôi hổ trong trang trại” đã đưa ra những ví dụ rất khả quan và thành công điển hình tại các nước trên thế giới như nước Nga không những duy trì được nòi giống loài hổ mà hiện tại số lượng hổ tại các khu vực vườn quốc gia, các khu bán hoang dã đã tăng lên rất nhiều. Hay Voi tại các khu bảo tồn bán hoang dã ở Châu Phi cũng tăng lên rất nhiều bằng biện pháp này. Và với những thành công đó, thì Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi và làm theo như vậy.
Các thành viên trao đổi -Ảnh: Phương Thảo
Làm gì cũng khó!
Tuy nhiên, trái chiều với việc đồng tình, những người phản đối việc gây nuôi hổ trong trang trại cho rằng: Việc cho phép gây nuôi Hổ trong trang trại tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại là không thích hợp và ở Việt Nam làm gì cũng khó!
Đại diện ENV cho rằng: để xây dựng được một khu bảo tồn hoặc khu bán hoang dã quy mô và tầm cỡ ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại là điều không tưởng. Việt Nam thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu diện tích rừng và thiếu luôn cả sự quản lý chặt chẽ nên sẽ xảy ra rất nhiều bất cập.
"Thứ hai, hiện tại ở Việt Nam cũng đã cho phép nuôi và gây giống tại một số địa điểm như vườn thú Mỹ Quỳnh, Đại Nam, Safari Phú Quốc…Tuy nhiên qua vụ Hổ chết và cách nuôi động vật hoang dã như “gà vịt” tại Vườn thú Mỹ Quỳnh hay vụ thú chết hàng loạt tại Safari Phú Quốc thì có thể thấy ở Việt Nam chưa hề có một quy chuẩn chính thức nào về phương pháp nuôi nhốt động vật hoang dã nói chung và Hổ nói riêng. Việc quản lý các vườn thú này cũng rất lỏng lẻo, hầu hết đều để đến khi “sự đã rồi” thì dư luận mới biết, chính quyền cũng mới mời “hời hợt” vào cuộc thì thử hỏi nếu cho phép gây nuôi nhân rộng ở nhiều cơ sở trên cả nước thì liệu các cơ quan chức năng có quản lý xuể?” - Nguyễn Phương Thảo- đại diệnTin Môi Trường đưa ra ý kiến.
Đặc biệt, một số người lo ngại rằng, việc cho phép gây nuôi hổ tại các trang trại sẽ là “cơ hội trục lợi” của một số kẻ “lợi dụng” việc gây nuôi hợp pháp để “hợp thức hóa” việc buôn bán hổ trái phép. Trên giấy tờ là gây nuôi để bảo vệ nguồn gen và giống tự nhiên, nhưng số lượng hổ sản sinh ra là bao nhiêu, như thế nào thì không ai biết đấy là đâu và rất khó quản lý.
Hơn nữa, việc nuôi hổ có thể “dễ như nuôi mèo” nhưng chi phí lại vô cùng tốn kém, liệu chúng ta có thể nuôi chúng được mãi hay không khi số lượng chúng ngày càng tăng lên? Và cũng không có gì để đảm bảo rằng khi được “gây nuôi hợp pháp” người dân sẽ không xách súng vào rừng “tận dụng” nguồn lợi có sẵn để tiết kiệm chi phí gây nuôi.
Một số ý kiến khác cho rằng, việc nuôi nhốt hổ trong trang trại sẽ làm hổ dần mất đi bản năng sinh tồn tự nhiên vốn có, nuôi nhốt lâu ngày có thể biến chúng thành “thú cưng” như chó, mèo lúc nào không hay. Hoặc khi trả về tự nhiên, chúng rất khó để thích nghi với môi trường mới và có thể chết trong môi trường tự nhiên.
Ngoài ra, nuôi nhốt, nhân giống hổ trong các trang trại với diện tích chật hẹp, cá thể hổ ít, cộng với sự thiếu hiểu biết, tắc trách của người nuôi có thể tạo ra những sản phẩm lỗi. Điển hình như chú Hổ mặt ngơ Kenny nổi tiếng thế giới trong thời gian vừa qua là sự thất bại của lai giống - trái đắng của lòng tham con người. Rõ ràng con người có tính toán của mình nhưng kết quả thì lại không như mong đợi và kẻ chịu hậu quả cuối cùng vẫn là những con vật đáng thương. Nước ngoài đã vậy, huống hồ nước ta vẫn còn hạn hẹp hơn họ rất nhiều trong suy nghĩ, trong kinh nghiệm và cả trách nhiệm thì xác suất xảy ra “sự cố” là rất cao.
Tóm lại, cả hai phương pháp nhân nuôi hổ trong trang trại hay ngoài tự nhiên đều có cái lý và cái bất cập của riêng mình nhưng đều chung một mục đích cao cả là “lưu giữ nguồn gen quý hiếm và bảo vệ loài hổ trước nguy cơ tiệt chủng. Chính vì vậy, để làm được điều này là cả một chặng đường dài cần có sự chung tay và kết hợp của nhiều phương pháp, của cả tất cả mọi người, mọi tầng lớp. Từ ý thức của người dân, cũng như chặt chẽ trong quản lý, quyết liệt vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Mọi người cùng xem poster quàng cáo về ĐVHD.-Ảnh: Phương Thảo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.