Thứ tư, 30/10/2024, 10:16:56 AM (GMT+7)

Miền quê đáng sống

(07:28:38 AM 24/09/2019)
(Tin Môi Trường) - Nói đến miền quê, ai cũng hiểu là đang nói về nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Cùng với đó, rất nhiều người nhớ đến những lễ hội văn hóa, những trò chơi dân gian, những món đặc sản từ vườn, ao, chuồng. Hẳn chúng ta còn nhớ, có một dạo “gà quê” và “gạo quê” được coi là những thương hiệu đạt tiêu chuẩn “ngon và sạch”, nhiều người lựa chọn và thậm chí nhiều gia đình coi đó là món quà quý đem biếu tặng người thành phố.

Mỗi buổi chiều tại khu vực công viên Long Bình, Biên Hòa (Đồng Nai), có thể bắt gặp nhóm bạn trẻ với hành vi lạ lùng. Họ đứng trong chiếc sọt màu đỏ, tay cầm tấm biển với dòng chữ: “Tui Là Rác”.

Thế nhưng, một câu hỏi được đặt ra là: Quê đẹp đẽ và trong lành như thế, tại sao nhiều người vẫn bỏ quê lên thành phố lập nghiệp? Phải chăng chỉ có thành phố mới… đáng sống?...
Hồ Tây và ranh giới nông thôn với thành thị
 
Những năm tháng đi làm và học tập tại thành phố, tôi gặp được rất nhiều bạn trẻ, với tâm lý bất chấp tất cả để được trụ lại thành phố, đã phải làm từ xe ôm, bồi bàn, thậm chí là bán trà đá vỉa hè để có tiền trang trải. Cái tâm lý phải quay trở về quê coi như là thất bại khiến cho nhiều người phải “gồng mình” lên phấn đấu vì một “tấc đất cắm dùi” ở thành phố.
 
Tôi có đọc một bài viết chia sẻ rằng, sinh viên mới ra trường trụ lại thành phố, nếu như thu nhập hàng tháng đủ để thuê nhà trọ, đủ tiền sinh hoạt và xăng xe hàng ngày thì có thể tạm ổn. Nhưng sau 5 năm mà không tăng được thu nhập lên, không bứt phá trong công việc và có sự tích lũy về tài chính thì tốt nhất các bạn nên mạnh dạn trở về quê. Làm sao có thể “lập nghiệp” được khi mà chưa “an cư”, khi mà sự tích lũy về tài chính không đáng kể. Rồi thì còn lập gia đình riêng, sinh con thì sống sao đây?
 
Về quê không chỉ có miếng đất để ở, có mảnh vườn để trồng rau sạch mà những ai biết làm kinh tế nông thôn thì hoàn toàn có thể trở thành những “đại gia” chốn miệt vườn.
***
Làm sao để các bạn trẻ học xong không từ chối con đường “về quê”? Chắc chắn là phải giảm bớt sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành phố, xây dựng nông thôn thực sự trở thành những “miền quê đáng sống” theo nghĩa hiện đại và nhân văn nhất của từ này.
Chú thích ảnh
 
Miền[-]quê[-]đáng[-]sống
Ảnh: Internet
 
Cách đây 10 năm, Chương trình của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân đã được phát động. Và mới đây, tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “Nông thôn Hà Nội trước đây nghèo lắm, nay nhà lầu, xe hơi, nhà đẹp, sinh thái, sạch sẽ xuất hiện rất nhiều ở ven đô”.
 
Thủ tướng cho rằng, nông nghiệp Hà Nội phải trở thành một nền nông nghiệp hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Phải tiếp tục xây dựng vùng nông thôn xanh, đẹp, một miền quê đáng sống…
 
Ta có thể thấy, bên cạnh việc phát triển kinh tế thì mỗi làng quê sẽ trở nên “đáng sống” hơn bao giờ hết, nếu được cả cộng đồng cùng chung tay góp sức, chăm chút cho cảnh quan, môi trường, văn hóa… của nó.
 
Thực tế, đã có những làng xã, mà hai bên đường được trồng hoa tươi đẹp như…. resort. Đầm nước uốn lượn từ đầu đến cuối làng rộng hàng chục héc-ta, được kè bờ, có lan can bảo vệ. Thanh niên nhiều xã cũng đã chọn những tuyến đường, những khu vực công cộng như chợ, trường học để thực hiện các tuyến đường bích họa.
 
Một số huyện ngoại thành Hà Nội còn chú trọng đầu tư bằng cách xã hội hóa các điểm vui chơi giải trí phục vụ cộng đồng, phát triển các môn thể thao dễ chơi, phù hợp nhiều lứa tuổi cho cộng đồng mà bóng chuyền hơi là một ví dụ.
 
Không biết là những thay đổi này liệu đã đủ sức thuyết phục các bạn trẻ về quê hay chưa? Các bạn có thể làm giàu từ chính những nghề truyền thống của cha ông mình hay không? Có thể áp dụng những kiến thức mới của mình để về làm nông nghiệp sạch? Nhưng có thể thấy rõ ràng một điều là, không chỉ có các thành phố mới nhắm tới mục tiêu “đáng sống”, mà còn có rất nhiều những miền quê khác cũng rất “đáng sống” theo nghĩa đầy đủ của từ này…
 
Xuân An (TT&VH)
Từ khóa liên quan: Miền quê, đáng sống
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Miền quê đáng sống

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI