Giao lưu trực tuyến
Lấn biển, mở rộng đảo Lý Sơn
(09:54:48 AM 06/10/2014)
Phóng viên: Tại hội thảo quốc gia về định hướng phát triển và cơ chế, chính sách đặc thù cho huyện đảo Lý Sơn mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị mở rộng diện tích đảo Lý Sơn. Ông nghĩ sao về đề xuất này?
Hiện nay, việc bảo vệ đảo khỏi bị biển xâm thực và mở rộng Lý Sơn là nhu cầu cấp thiết. Qua nghiên cứu, Chính phủ và nhiều nhà khoa học rất ủng hộ phương án lấn biển bằng cách bơm cát mở rộng đảo. Đây là phương án khả thi nhất hiện nay. Thay vì xuất khẩu cát nhiễm mặn cho các nước, chúng ta sẽ đưa toàn bộ lượng cát này ra Lý Sơn để lấn biển, mở rộng diện tích.
Tại sao các nước nhập cát về để mở rộng đảo, mình lại xuất bán, trong khi mình cũng có nhu cầu mở rộng đảo. Tuy nhiên, để thực hiện phương án này phải tính toán kỹ, nhất là kinh phí để có hiệu quả kinh tế. Thời gian tới, Quảng Ngãi sẽ tiếp tục thu thập ý kiến các nhà khoa học, sau đó thông qua thường trực các cấp có thẩm quyền để triển khai
Hành, tỏi là nông sản có thế mạnh của huyện đảo Lý Sơn Ảnh: Tử Trực
Ông nghĩ sao về đề xuất đảo Lý Sơn nên phát triển theo chiều cao?
- Đề xuất Lý Sơn trở thành đô thị hiện đại, phát triển theo chiều cao được rất nhiều nhà khoa học hàng đầu đưa ra. Hiện nay, Lý Sơn rất hẹp, chỉ khoảng trên dưới 10 km2, trong khi đã dành 200 ha sản xuất tỏi, do đó họ đề xuất phát triển chiều cao, cải táng mồ mả, thay đổi phong tục chôn cất của người dân Lý Sơn để tiết kiệm đất. Phương thức phát triển theo chiều cao ở đây là xây nhà cao tầng đặc trưng và phát triển hạ tầng đặc thù cho Lý Sơn.
Còn đề xuất xây dựng đường hầm từ đất liền ra Lý Sơn thì sao?
- Lý Sơn cách đất liền 28 km, trong khi phương tiện duy nhất ra đảo hiện chỉ có tàu cao tốc. Vấn đề đặt ra là xóa việc ra đảo chỉ trông chờ vào loại phương tiện này. Trong khi có rất nhiều phương tiện vận chuyển nhanh, an toàn như phà biển. Ngoài ra, phương án khôi phục, nâng cấp điểm đáp cho trực thăng hiện có trên đảo để máy bay nhỏ xuống được cũng trong tầm tay của tỉnh.
Vấn đề cần nhất hiện nay là con người có khả năng phát triển du lịch, có nhiều hoạt động hấp dẫn để du khách chi tiền hay không. Có thể phát triển du lịch theo hướng cùng ăn cùng ở với bà con và bán đặc sản cho du khách.
Theo ông, có nên xây casino ở đảo Lý Sơn như đề xuất của chuyên gia kinh tế?
- Hiện nay ở Lý Sơn, đảo Bé có nhiều thắng cảnh, thích hợp phát triển du lịch đặc thù, có thể xây dựng thành khu vui chơi giải trí, có cả casino. Như vậy, sẽ thu hút du khách. Tôi nghĩ đây là một trong những điểm nhấn của tuyến du lịch Lý Sơn.
Ngoài ra, Lý Sơn còn kết hợp với chuỗi du lịch trong đất liền, du lịch khám phá đại dương, lặn san hô. Phải hình thành chuỗi du lịch tâm linh từ đất liền ra đảo Lý Sơn. Đến năm 2020, nếu Quảng Ngãi kết hợp được hết những điểm du lịch với nhau, tôi nghĩ Quảng Ngãi nói chung và Lý Sơn nói riêng sẽ trở thành nơi thu hút du khách.
Hiện một số doanh nghiệp như Saigontourist đã khảo sát việc xây dựng khách sạn, xây tuyến du lịch tại đảo Lý Sơn. Sắp tới, UBND tỉnh sẽ tổ chức diễn đàn doanh nghiệp để kêu gọi các nhà đầu tư vào Lý Sơn. Tất nhiên, những nhà đầu tư vào đây sẽ được hưởng nhiều ưu đãi so với những nơi khác.
Đảo tiền tiêu của Tổ quốc
Tại hội thảo về định hướng phát triển và cơ chế, chính sách đặc thù cho huyện đảo Lý Sơn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, gắn với lịch sử bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lý Sơn nằm ở vị trí tiền tiêu, sung yếu của tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong vấn đề an ninh quốc gia, an ninh biển đảo Tổ quốc.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để phát triển huyện đảo Lý Sơn, có những việc phải làm ngay: khai thác hiệu quả kinh tế đất trồng hành tỏi trên đảo bởi người dân trồng hành tỏi thu lợi từ 1,5-2 tỉ đồng/ha. Đồng thời có biện pháp bảo vệ đất Lý Sơn khỏi bị biển xâm thực; chú trọng vào khâu cung cấp ổn định điện nước; có cơ chế đặc thù bảo vệ môi trường cho huyện đảo Lý Sơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.