Thứ sáu, 22/11/2024, 19:02:17 PM (GMT+7)

Kiếm tiền từ đảo ngọc, khó cưỡng lại rồi!

(11:19:36 AM 10/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Mọi người đang hỏi chuyện gì đang xảy ra ở Phú Quốc, vì sao, nguyên nhân nào và thời gian tới còn diễn ra những gì mà người Phú Quốc và du khách đang hứng chịu? Dù nguyên nhân là thiên tai, "nhân tai", chuyện cứu đảo ngọc là phải làm ngay.

Kiếm[-]tiền[-]từ[-]đảo[-]ngọc,[-]khó[-]cưỡng[-]lại[-]rồi!

Đảo ngọc Phú Quốc "thất thủ" - Ảnh: TL

 
Không chỉ dọn dẹp sau khi nước rút mà chính quyền Kiên Giang phải ngồi lại tìm cho ra được giải pháp căn cơ cứu Phú Quốc.
 
Thật ra, những câu hỏi chuyện gì xảy ra với Phú Quốc đã được nêu ra từ nhiều năm trước, khi mà cơn sốt đất ập đến với Phú Quốc, rồi bốc lên sốt hầm hập khi đảo được đưa vào "diện quy hoạch đặc khu kinh tế". 
 
Từ lâu, nhiều người nhìn thấy ở Phú Quốc là núi tiền và tất cả đã lao vào khai thác một cách thô bạo. 
 
Rất nhiều người đã trúng lớn nhờ đất ở Phú Quốc. Hàng loạt dự án mọc lên. Nhiều cán bộ thời đó chịu kỷ luật. Phú Quốc bắt đầu tả tơi. Nhưng chẳng ai dừng lại.
 
Chúng ta mong muốn xây dựng đảo ngọc Phú Quốc thành thiên đường trù phú và an toàn. Nhưng vừa vinh danh, con người đã nhanh chóng "làm thịt" con trai và lấy ngọc của Phú Quốc quá sớm. 
 
Phú Quốc có điện lưới quốc gia nhờ đường dây dưới biển, nhưng ngày nào đó sẽ không đủ dùng. 
 
Phú Quốc có sân bay mới, nhưng cũng sớm phải tính toán mở rộng. Còn trên đảo, nước cho Phú Quốc vẫn thiếu. Rác ở Phú Quốc quá thừa. Rừng ở Phú Quốc đang mất đi. Đường sá ở Phú Quốc còn ngổn ngang, chưa thể kết nối hoàn chỉnh. 
 
Vậy mà ngày càng có thêm nhiều ông chủ đất đang quyết tâm băm nát Phú Quốc khi chia lô bất chấp quy hoạch, không ít người ngang nhiên chiếm đất rừng làm của riêng, còn doanh nghiệp tranh nhau xí phần dự án và đua nhau xây dựng.
 
Rơi vào cảnh mịt mù trong nước chưa đủ cảnh tỉnh, ngăn các nhà đầu tư nhẹ tay với Phú Quốc bởi những phi vụ làm giàu từ vắt kiệt Phú Quốc còn dang dở. 
 
Nhiều nhà đầu tư đã xuống tiền. Những khoảnh đất lớn đã được băm thành lô, nền chờ giá lên để bán. Cái thế đầu tư và đầu cơ vào Phú Quốc như tên lửa đã khai hỏa, không thể dừng lại nữa rồi.
 
Vì thế chưa rõ Kiên Giang làm gì để thực hiện được lời căn dặn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuối tháng 7 vừa rồi là không đầu tư quá lớn cho du lịch, bất động sản, phải giữ môi trường tự nhiên, phải thực hiện tốt quy hoạch, không được bêtông hóa Phú Quốc.
 
Ai cũng ca ngợi Phú Quốc đầy tiềm năng. Nhưng chúng ta đã đẩy, nhốt tiềm năng của Phú Quốc vào thế khốn khó. Tuần này là ngập lụt toàn đảo. Sau này là gì nữa, chẳng ai biết được. 
 
Cứu Phú Quốc, chỉ có thể bắt đầu bằng việc hạ nhiệt cơn sốt kiếm tiền từ đảo ngọc bằng mọi giá, phải uốn nắn lại đầu tư, phải định lại đường hướng phát triển, dù ở mô hình khu kinh tế hay đặc khu kinh tế Phú Quốc.
THANH TUYỀN (báo TT)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kiếm tiền từ đảo ngọc, khó cưỡng lại rồi!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI