Thứ tư, 30/10/2024, 12:15:04 PM (GMT+7)

Không nên trông chờ biển "tự làm sạch"

(18:08:42 PM 25/08/2016)
(Tin Môi Trường) - Tự làm sạch là cơ chế của tự nhiên, nhưng theo các chuyên gia điều quan trọng vẫn là tác động của con người trong việc khôi phục biển miền Trung.

Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế vừa được công bố khẳng định nước biển "đạt chuẩn" cho hoạt động bơi lội, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là đại dương có khả năng "tự làm sạch". Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng không nên chỉ trông chờ vào tự nhiên.

 
Không[-]nên[-]trông[-]chờ[-]biển[-]"tự[-]làm[-]sạch"
Lớp màng nhầy chứa độc tố bao phủ cá và rặng san hô gây hiện tượng hải sản chết được phát hiện vào tháng 6.
 
GS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện hải dương học, cho biết đặc điểm của vùng biển nhiệt đới là có khả năng tự làm sạch khá cao. 
 
Theo đó, cơ chế tự làm sạch của biển được thực hiện qua ba quá trình. Thứ nhất, các chất độc như phenol, xyanua sẽ trôi và pha loãng do dòng chảy hoặc mưa xuống. Thứ hai là nhờ cơ chế hóa học với các phản ứng tự nhiên giúp chuyển hóa từ chất này sang chất kia. Thứ ba là quá trình quang hóa khiến các chất ô nhiễm tự chuyển hóa hoặc phân hủy. 
 
Tuy nhiên, GS An khẳng định khả năng tự làm sạch của biển có giới hạn, và khả năng này chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất với các ô nhiễm phát sinh trong tự nhiên chứ không phải với chất độc do con người tạo ra. "Nghĩa là để biển sạch, không thể chỉ dựa vào khả năng của biển, mà con người đóng vai trò quyết định bằng các giải pháp kỹ thuật", giáo sư An nói.
 
Vị này phân tích, nếu để tự nhiên thì các chất độc sẽ trôi từ vùng này đến vùng khác. Hơn nữa các chất độc đó chỉ được pha loãng chứ không tan hết ngay, trong thời gian nhất định chất độc có thể tích tụ ở một khu vực biển, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái mới phục hồi.
 
GS An cho rằng, căn cứ vào ba cơ chế làm sạch của biển nêu trên, con người có thể tác động vào tự nhiên để sớm đạt được mục đích. Đơn cử như, thông qua quá trình động lực học, con người định hướng dòng chảy đưa chất độc đến nơi nào đó vô hại. Hoặc tăng cường phản ứng hóa học để chuyển hóa các chất độc thành chất có lợi cho sinh vật...
 
Đồng tình quan điểm trên, TS Nguyễn Chu Hồi (nguyên Phó tổng cục trưởng biển và hải đảo) khẳng định biển miền Trung có đặc trưng là động lực tốt, dòng chảy tương đối ổn định, nên việc nghiên cứu để áp dụng tác động của con người vào quá trình làm sạch của biển là "không khó". Tuy nhiên, khi sử dụng giải pháp kỹ thuật cần thận trọng để tránh phát tán chất độc. "Các cơ quan chức năng cần sớm xác định vùng chất ô nhiễm tích lũy để có giải pháp phù hợp", TS Hồi nói. 
 
GS Mai Trọng Nhuận (đại diện nhóm nghiên cứu hiện trạng môi trường biển miền Trung) cũng cho rằng cần tiếp tục theo dõi khả năng tự làm sạch của biển, từ đó tìm giải pháp công nghệ tối ưu cho hồi phục hệ sinh thái. "Quan trọng nhất ở đây vẫn là Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát chặt chẽ nguồn thải từ Formosa".
 
Không[-]nên[-]trông[-]chờ[-]biển[-]"tự[-]làm[-]sạch"
Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra sự cố môi trường biển miền Trung. Ảnh: Đức Hùng
 
Theo báo cáo hiện trạng môi trường biển miền Trung, thời gian qua hàm lượng các chất ô nhiễm giảm nhanh, có nơi giảm đến 90%. Hệ sinh thái từ chỗ bị hủy diệt đã bắt đầu hồi phục. Sau khi phân tích khoảng 1.000 mẫu (tháng 5), 300 mẫu (tháng 6) và 70 mẫu kiểm chứng (tháng 8), so sánh đối chiếu với quy chuẩn Việt Nam, nhóm chuyên gia cho biết các thông số lý hóa, dinh dưỡng, kim loại nặng trong giới hạn cho phép, đảm bảo với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản.
 
Đầu tháng 4, hiện tượng cá biển chết hàng loạt khởi nguồn từ khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Tại cuộc họp báo ngày 30/6, Chính phủ công bố thủ phạm khiến cá biển miền Trung chết hàng loạt là Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Doanh nghiệp đã thừa nhận sai phạm, chấp nhận đền bù 500 triệu USD để khắc phục hậu quả.
 
(Theo VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không nên trông chờ biển "tự làm sạch"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI