Thứ bảy, 18/01/2025, 13:19:40 PM (GMT+7)

Không chấp nhận "chuyện đã rồi"

(16:16:24 PM 09/07/2017)
(Tin Môi Trường) - Cả hai vụ việc ở Bình Thuận - nhận chìm gần 1 triệu tấn vật chất xuống biển và khai thác titan - nếu chỉ nghe từ phía cơ quan chức năng, có vẻ mọi việc đều ổn cả.

Không[-]chấp[-]nhận[-]"chuyện[-]đã[-]rồi"

 

Câu chuyện môi trường đang nóng lên ở Bình Thuận khi Bộ Tài nguyên môi trường cho phép Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu tấn vật chất gần khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Cau (Tuy Phong) và vấn đề quy hoạch, khai thác titan đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch của tỉnh này.
 
Cả hai vụ việc, nếu chỉ nghe từ phía cơ quan chức năng, có vẻ mọi việc đều ổn cả. Thế nhưng khi đưa ra bàn thảo, góp ý, câu chuyện lại rất khác.
 
Lý giải việc cho phép nhận chìm vật chất ở vị trí nhạy cảm, đại diện ngành chức năng cho rằng gần 1 triệu mét khối này không thể đổ trên đất liền vì gây nhiễm mặn. Rồi đó là vật chất của biển thì trả lại cho biển, chứ không phải là chất thải.
 
Cơ quan cấp phép, chủ nguồn vật chất đều khẳng định rằng quy trình làm chặt chẽ, kỹ càng và cam kết bồi thường nếu xảy ra sự cố.
 
Nhưng người dân, chính quyền địa phương có cơ sở để lo ngại. Đây là lần đầu tiên Việt Nam cho phép nhận chìm vật chất nhưng khối lượng quá lớn có thể làm dày đáy biển nơi nhận chìm thêm 3 - 7 mét.
 
Xung quanh khu vực cảng được nạo vét có nhiều người dân sinh sống bằng nghề nuôi tôm giống, nuôi cá bè. Hòn Cau cũng đang hồi sinh...
 
Trong cuộc họp ngày 7-7, hàng loạt góp ý như các điểm quan trắc trước, trong và sau khi nhận chìm vật chất quá ít; thời gian quan trắc ngắn - chỉ ngay sau khi nhận chìm xong; khi vận chuyển vật chất sẽ tạo ra phốt pho... đã được nêu ra và cơ quan chức năng phải ghi nhận.
 
Tại sao trước khi cấp phép, bộ không đưa ra cộng đồng để góp ý nhằm tìm ra những phương án tối ưu, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, cộng đồng? Phải chăng ngành chức năng muốn “chuyện đã rồi”?
 
Như một lãnh đạo tỉnh Bình Thuận nói rằng “cuộc họp là để bàn tổ chức thực hiện giấy phép cho an toàn, vì giấy phép đã cấp rồi”.
 
Còn trong tọa đàm ngày 8-7 về quy hoạch và khai thác titan tại Bình Thuận, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra sự “ảo tưởng” về trữ lượng titan tại Bình Thuận mà chưa cân nhắc hết những mặt trái của nó.
 
Thực tế, khai thác sa khoáng titan đã và đang gây ra những hệ lụy về môi trường. Đã có hồ chứa bùn thải bị vỡ nhiều lần. Những đồi cát chắn gió, sóng dọc biển Bình Thuận sẽ biến mất và tiến ngày càng sâu vào đất liền nếu bị phá đi để khai thác titan.
 
Nhiều nhà khoa học đã thất vọng vì cách làm quy hoạch của ngành chức năng khi chỉ ra mỗi vùng được quy hoạch khai thác đều gắn liền với tên doanh nghiệp khai thác. Có nhà khoa học nói rằng trong quy hoạch, cơ quan quản lý đã chạy theo doanh nghiệp.
 
“Khi hậu quả xảy ra, chỉ có người dân gánh chịu”, một nhà khoa học lên tiếng.
 
“Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế” - nguyên tắc đó đi vào cuộc sống khi có sự tham vấn của cộng đồng, của những người dân trực tiếp sinh sống, làm ăn trong môi trường ấy. Và đặc biệt, môi trường không bị đem ra đánh đổi chỉ khi mọi tính toán được thực hiện trên cơ sở khoa học chứ không phải từ tính toán và lợi ích của 
một nhóm người.
 
Hãy hành xử có trách nhiệm khi thực hiện các dự án tác động đến môi trường. Và hãy tin rằng, những thủ thuật, phù phép để che giấu mặt trái của các dự án có thể xâm hại đến môi trường sẽ sớm bị lột bỏ, bởi chân lý không đánh đổi môi trường lấy kinh tế là bất di bất dịch.
 
ĐÔNG HÀ/báo Tuổi trẻ
Từ khóa liên quan: Không chấp nhận , chuyện đã rồi
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không chấp nhận "chuyện đã rồi"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI