Giao lưu trực tuyến
Hiến kế chống ngập: Triều Nguyễn chống ngập như thế nào?
(12:26:20 PM 27/10/2014)
Đầu thế kỷ 19, sau khi quyết định chọn Huế để xây dựng kinh đô của nước Việt Nam thống nhất, vua Gia Long đã cho quy hoạch và xây dựng Kinh thành trên nền tảng cũ của Đô thành Phú Xuân.
Đất này vốn được lựa chọn và quy hoạch từ thời các chúa Nguyễn, nhưng mở rộng về cả bốn phía.
Do nằm trên vùng đất trũng thấp của lưu vực sông Hương, vốn thường xuyên bị ngập lụt nên các kiến trúc sư thời Nguyễn đã có sự tính toán rất kỹ để giải quyết vấn đề cấp thoát nước và chống ngập lụt cho Kinh thành.
Ở bên ngoài, cả 4 phía, triều Nguyễn cho đào mới hoặc tu bổ, nắn chỉnh các con sông nhân tạo và tự nhiên để tạo thành các dòng sông vây quanh, vừa tạo nên tuyến hào bảo vệ, vừa tạo ra thế “tứ thủy triều quy” trong phong thủy.
Đào sông, hào
Đó là hệ thống Hộ thành hà (sông hộ thành), gồm sông Hương ở mặt nam, sông Kẻ Vạn ở mặt Tây, sông An Hòa ở mặt Bắc và sông Đông Ba ở mặt đông.
Sát chân thành triều đình lại cho đào hệ thống hào hộ thành, rộng từ 30-40m, để làm lớp phòng vệ thứ hai, đồng thời tạo cho mặt nước lưu thông, chống hiện tượng ngập úng bên ngoài Kinh thành.
Ở bên trong Thành nội, triều Nguyễn đã lợi dụng dòng chảy cũ của sông Kim Long để đào thành một con sông mang tên Ngự Hà, có hình thước thợ, chảy xuyên từ phía tây qua phía đông Kinh Thành, dài hơn 3km, phía tây nối vào sông Kẻ Vạn, phía đông đổ vào sông Đông Ba. Mặt sông rộng trung bình từ 40-60m, sâu khoảng 2m. Đây chính là tuyến sông chính trong mạng lưới thủy hệ bên trong Kinh thành Huế.
Trong kinh thành còn có khoảng 50 hồ ao lớn nhỏ được triều đình xây dựng các hệ thống cống ngầm và cống nổi để nối ra dòng sông này.
Ở hai đầu cống chính phía tây (Tây Thành Thủy Quan) và phía đông (Đông Thành Thủy Quan) đều có cửa ngăn để điều tiết nước, ngăn lũ hoặc thoát lũ vào mùa mưa bão.
Kiểm tra thường xuyên
Để bảo vệ thủy hệ Kinh thành, triều Nguyễn đã ban bố những điều luật rất rõ ràng, cụ thể nhằm bảo vệ nguồn nước, chống lấn chiếm, xả rác có thể gây nên sự ách tắc cho sự thống thoáng của mặt nước các hồ ao và Ngự Hà.
Binh lính của Vệ Hộ thành (đơn vị bảo vệ kinh thành) thường xuyên tuần phòng, kiểm tra và xử lý các hoạt động xâm phạm của dân cư và các đơn vị đồn trú trong Thành nội hay khắc phục các sự cố sạt lở, hư hỏng bờ kè, ách tắc dòng nước do mưa lụt gây nên.
Việc nạo vét Ngự Hà hay hệ thống hào hộ thành cũng thường xuyên được tiến hành để đảm bảo dòng nước luôn luôn được lưu thông.
Nhờ cách quy hoạch khoa học cùng các giải pháp tích cực như vậy nên trong suốt thời gian tồn tại của triều Nguyễn kéo dài gần 1,5 thế kỷ, hiện tượng ngập lụt tại Kinh thành Huế rất ít khi xảy ra, và nếu có xảy ra hiện tượng ngập úng thì thời gian nước rút cũng rất nhanh.
Đây thực sự là bài học kinh nghiệm quý để giải quyết vấn đề ngập lụt đang trở nên phổ biến tại các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.