Giao lưu trực tuyến
Hiến kế chống ngập: cần dành chỗ cho nước
(21:01:50 PM 24/10/2014)Người chạy xe té ngã do ngập sâu trên đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân, TP.HCM) - Ảnh: Hữu Khoa
Theo kinh nghiệm của Hà Lan, xây dựng đô thị có chủ động “dành chỗ cho nước” là giải pháp chống ngập hiệu quả nhất.
Thay vì xây dựng các rào cản kỹ thuật để chống chọi với nước, nên có giải pháp tạo nhiều không gian cho nước, để nước xâm nhập các đô thị theo cách có thể kiểm soát được, qua đó giúp cải thiện khí hậu, cảnh quan, chất lượng nước và đặc biệt giảm phí xây dựng các công trình ngăn lũ và thoát nước.
Quy hoạch đô thị phải dựa trên “quy hoạch nước”, “quy hoạch dành chỗ cho nước”, bao gồm quy hoạch thủy lợi, quy hoạch các lưu vực dòng chảy, thoát lũ, chỗ lên xuống của thủy triều.
Ngoài các khu vực chứa thoát nước tự nhiên, một số đô thị cũng cần có thêm hồ nhân tạo làm túi chứa nước khi triều cường, mưa to hay lũ.
Hồ này cần phải đủ năng lực dung nạp nước để chúng không ảnh hưởng tới đô thị. Khi đến mùa khô hạn, chính các hồ này sẽ cung cấp nước ngược trở lại, làm cho môi trường sinh thái đô thị ổn định.
Ở TP.HCM, giải pháp hồ điều tiết nước đã được đề cập song không được coi là giải pháp sống còn, là phương pháp “quy hoạch dành chỗ cho nước” nên đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Do vậy để chống ngập cho thành phố hiệu quả, ngoài các giải pháp tổng hợp đã nêu trên, cần tập trung tổng lực vào giải pháp hồ điều tiết nước theo phương pháp quy hoạch “dành chỗ cho nước”.
Hồ điều tiết lớn trước mắt nên tập trung vào các khu vực: Khánh Hội (Q.4), công viên 23-9 (Q.1), bến xe Chợ Lớn (Q.6), Thủ Thiêm (Q.2), Gò Dưa (Q.Thủ Đức)... Những hồ lớn này nên do thành phố thực hiện. Với hồ điều tiết nhỏ nên tận dụng các hồ nhỏ, công viên, tiểu đảo, dạ cầu... như Kỳ Hòa (Q.10), Đầm Sen (Q.11), vòng xoay Phú Lâm (Q.6)... và các hồ này do quận thực hiện.
Đồng thời cần tăng thêm diện tích thấm nước như mái nhà xanh (giảm được 50% lượng nước bề mặt thoát ra từ mái nhà), vỉa hè bêtông trồng cỏ (tạo vẻ đẹp như bãi cỏ tự nhiên, cải thiện môi trường, giảm tải cho hệ thống thoát nước mặt), hố cây thấm lọc (hệ thống cây trồng được xây dựng theo kết cấu truyền thống như hiện nay cần phải được cải tạo kết hợp với hệ thống lọc cát, sỏi để tăng khả năng thẩm lọc và lưu giữ nước), mương thực vật (dùng các vật liệu tự nhiên như cát sỏi để thực hiện quá trình thẩm lọc nước mưa, phía trên là lớp phủ thực vật)...
Mảng xanh đô thị không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan kiến trúc của đô thị mà còn là bộ phận quan trọng trong thoát và giữ nước bền vững.
Dừng việc san lấp kênh rạch
Nếu quy hoạch theo phương pháp “dành chỗ cho nước” thì ngay bây giờ phải thống nhất cách tiếp cận, đổi mới tư duy và phương pháp lập quản lý thực hiện quy hoạch.
Trước mắt phải dừng ngay việc san lấp các kênh rạch để phát triển đô thị, tập trung trọng tâm vào xây dựng các hồ điều tiết nước lớn nhỏ, tăng thêm diện tích thấm nước.
Đặc biệt quy hoạch phải có tính dân chủ, có sự tham gia của cộng đồng một cách đúng nghĩa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
-
Giải cứu cây xanh
-
Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
-
Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
-
Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
-
Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
-
Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
-
Phong tỏa vô tội vạ
-
Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)