Giao lưu trực tuyến
HĐND TP.HCM họp bất thường: Không đốn cây rừng để xây trạm kiểm lâm
(14:11:45 PM 27/08/2015)
Đại biểu biểu quyết các tờ trình tại kỳ họp thứ 19 (kỳ họp bất thường) của Hội đồng nhân dân TP.HCM sáng 26-8 - Ảnh: Quang Định
Ngày 26-8, HĐND TP.HCM khóa VIII đã khai mạc kỳ họp lần thứ 19 (kỳ họp bất thường) để thông qua một số tờ trình của UBND TP, trong đó có tờ trình về việc xét thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất.
Theo tờ trình của UBND TP, danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ gồm ba dự án ở huyện Cần Giờ với tổng diện tích 1ha.
Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra tờ trình này của Ban kinh tế ngân sách HĐND TP không đồng tình với việc thu hồi đất hiện trạng đang có rừng để làm dự án trạm kiểm lâm An Thới Đông với diện tích 500m2.
Chắt chiu từng cây mắm, cây đước
Ông Nguyễn Văn Trực, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP, giải trình: vùng lõi là vùng đặc biệt nhất định không đụng tới nhưng trạm kiểm lâm nằm trong khu vùng đệm, diện tích này không lớn lắm, chỉ đốn khoảng 35 cây đước và 5 cây mắm.
Khi thu hồi đất, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã trình phương án trồng lại 500m2 rừng này. “Theo tôi, trạm kiểm lâm bảo vệ rừng phải nằm trong rừng để tạo điều kiện bảo vệ rừng cho tốt. Chúng ta chỉ bỏ ra 500m2 để bảo vệ 7.000ha rừng với trên 10.000 cây” - ông Trực nói.
Bảo vệ quan điểm của Ban kinh tế ngân sách, ông Nguyễn Văn Lâm - phó Ban kinh tế ngân sách - nói: “Chúng tôi đã đi thực địa rất kỹ.
Nếu chỗ đó là chốt quan sát để phòng cháy chữa cháy và bảo vệ rừng thì có lẽ Ban kinh tế ngân sách cũng thông qua thôi, vì làm chốt thì chỉ cần cắm bốn cái trụ xây chòi là xong.
Còn cái này là xây trụ sở làm việc. Quan điểm của tập thể ban là vậy. Không phải vì tiếc vài cây đước mà không cho làm”.
Theo ông Lâm, có hai dự án khác cũng ở Cần Giờ, cũng lấy đất rừng nhưng được thông qua bởi vị trí xây Trường THCS An Thới Đông trên giấy là còn rừng, nhưng hiện trạng chỉ còn ao và chính quyền địa phương đã có phương án trồng rừng bù.
Dự án xây dựng trụ sở của Ban chỉ huy quân sự xã đảo Thạnh An trên giấy là đất rừng nhưng hiện trạng là khu dân cư. Ông đề nghị phải phân biệt rõ đất đó hiện trạng có rừng hay không.
“Dự án này là chặt cây rừng để xây dựng trụ sở. Tôi cho rằng quản lý tốt thì trụ sở làm việc ở trong hay ngoài rừng cũng vậy thôi” - ông Lâm nhấn mạnh.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm kết luận: “Nói chặt rừng rồi trồng lại nghe dễ nhưng trong thực tế rất khó. Nếu vẫn còn đất để lựa chọn mà chúng ta lại đi chặt cây để làm thì không được. Nói là chúng ta có năng lực trồng rừng bù thì hoan nghênh thôi nhưng phải cân nhắc cho kỹ”.
Cho rằng việc xây trụ sở làm việc cho anh em kiểm lâm cũng là cần thiết, bà Tâm đề nghị thống nhất theo hướng tìm một vị trí khác thích hợp đảm bảo công năng làm việc cho anh em mà không phải chặt rừng.
Thông qua tờ trình về danh mục 298 dự án cần thu hồi đất
Góp ý thêm về danh mục các dự án cần thu hồi đất, đại biểu Lâm Thiếu Quân cho rằng riêng các dự án đầu tư công, phục vụ an sinh xã hội thì đại biểu hoàn toàn đồng ý.
Tuy nhiên số các dự án cần thu hồi đất cho các dự án đầu tư về địa ốc trên địa bàn TP trong danh mục này vẫn còn tương đối nhiều.
“Chúng ta biết thu hồi đất luôn là vấn đề nhức nhối, bị khiếu kiện nhiều nhất. Tôi băn khoăn sau khi chúng ta quyết định một danh sách như thế này, các đơn vị triển khai nói dự án đã được HĐND thông qua rồi, sau đó dự án lại bị khiếu kiện hoặc xảy ra nhiều vấn đề.
Nếu biểu quyết việc này mà để xảy ra những chuyện trong tương lai thì rất áy náy. Có nên đưa vào danh sách những dự án như vậy hay không vì tình hình bất động sản hiện nay cũng đang gặp khó khăn?” - ông Quân đặt vấn đề và nêu ví dụ là dự án về khu công viên mũi đèn
đỏ và khu nhà ở đô thị ở Q.7.
Trả lời thắc mắc của ông Quân, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Đào Anh Kiệt cho biết dự án này chủ yếu là làm công viên, phần nhà ở rất ít.
Đại biểu Huỳnh Công Hùng thông tin thêm dự án này đã bồi thường được trên 90%. Các đại biểu thống nhất thông qua tờ trình về việc cho ý kiến và quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công.
Phát biểu kết thúc kỳ họp, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị UBND các cấp cần triển khai các nghị quyết của HĐND TP có hiệu quả đối với tình hình đầu tư công để đảm bảo các dự án đã có quyết định đầu tư được triển khai.
Trong đó, UBND TP cần quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện, khắc phục tình trạng nhiều dự án không bố trí được vốn trong một thời gian dài do thủ tục lập hồ sơ chậm.
Đồng thời, tiếp tục tập trung rà soát, lập hồ sơ trình HĐND những dự án trọng điểm, cấp bách, đáp ứng nhu cầu dân sinh và sự phát triển của TP, không
được để chậm trễ do thủ tục.
Dịp này, HĐND TP cũng đã thông qua tờ trình về danh mục 298 dự án cần thu hồi đất với tổng diện tích trên 1.600ha; tờ trình về quy định cụ thể số lượng, chức danh, mức phụ cấp của từng chức danh và mức phụ cấp kiêm nhiệm chức danh với cán bộ không chuyên trách ở khu phố, tổ dân phố, tổ nhân dân.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm kết luận: “Nói chặt rừng rồi trồng lại nghe dễ nhưng trong thực tế rất khó. Nếu vẫn còn đất để lựa chọn mà chúng ta lại đi chặt cây để làm thì không được. Nói là chúng ta có năng lực trồng rừng bù thì hoan nghênh thôi nhưng phải cân nhắc cho kỹ”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương (11/12/2024)
- Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT (09/12/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.