Giao lưu trực tuyến
Giám sát lời cam kết
(19:31:46 PM 11/10/2016)
Đến năm 2030, ĐBSCL có 14 nhà máy nhiệt điện. Trong ảnh: Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải tại Trà Vinh đã hoạt động - Ảnh: V.TRƯỜNG
Lời cam kết này được xem như thông điệp có giá trị nhiều năm về môi trường và xã hội sẽ giám sát việc thực hiện.
Thông điệp này càng có giá trị khi dư luận lo ngại trước thực tế “Nhiệt điện than bao vây đồng bằng”.
Đề cập đến nỗi lo ô nhiễm môi trường, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã dẫn loạt bài “Nhiệt điện than bao vây đồng bằng” trên Tuổi Trẻ và đề nghị lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty “không đánh đổi môi trường lấy dự án”.
Lời cảnh báo đó là cần thiết. Bởi sau một thời gian khai thác thủy điện, nay nhiều nơi đang gánh chịu hậu quả về môi trường.
Hết thủy điện, chúng ta chuyển sang khai thác nhiệt điện. Và để đảm bảo hiệu quả kinh tế, các nhà máy nhiệt điện này được bố trí gần các khu đô thị, dân cư, vì vậy nếu để xảy ra ô nhiễm, cái giá phải trả còn lớn hơn, nguy hiểm hơn rất nhiều.
Và còn rất nhiều nhà máy trong các lĩnh vực khác đang đầu độc môi trường, uy hiếp môi trường sống của cộng đồng đã được công luận phản ánh, người dân kêu cứu.
Và trong bối cảnh đó, không chỉ cam kết, trong thông cáo của Bộ Công thương cũng có danh sách nhiều nhà máy được khẳng định “có vấn đề” về môi trường, như Nhà máy Nhôm Lâm Đồng tự ý thay đổi các hạng mục bảo vệ môi trường, chưa được chấp thuận đã tự triển khai; hay Tập đoàn Dệt may có khu xử lý nước thải dệt nhuộm song không hoạt động mà xả thẳng ra môi trường...
Tuy nhiên, những cam kết của bộ trưởng, của các tập đoàn, doanh nghiệp cũng mới chỉ là lời nói.
Do vậy, việc biến cam kết thành hành động, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh, kể cả phải đưa ra những quyết định đóng cửa các cơ sở có kết luận là gây ô nhiễm mới thuyết phục được người dân.
Trước mắt, có thể bắt đầu từ danh sách những cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm mà Bộ Công thương đã điểm mặt.
Với cam kết của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, quan điểm “không đánh đổi môi trường lấy dự án” cần được nâng cấp, đó là “không đánh đổi môi trường để giữ nhà máy”.
Chỉ có quyết liệt như thế mới cứu được môi trường sống của cộng đồng. Dù biết rằng việc đóng cửa nhà máy còn khó khăn nhiều lần hơn so với từ chối một dự án có nguy cơ ô nhiễm khi nó còn trên giấy.
Vì vậy, mong rằng khi bộ trưởng đã cam kết, hãy tìm mọi cách để thực hiện lời cam kết của mình. Biết rằng trong cuộc sống luôn phải có lòng tin, nhưng với vấn đề môi trường nói chưa đủ, phải làm mới tin.
Xã hội ghi nhớ lời cam kết của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và đã bắt đầu giám sát việc thực hiện lời cam kết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
-
Giải cứu cây xanh
-
Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
-
Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
-
Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
-
Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
-
Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
-
Phong tỏa vô tội vạ
-
Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)