Giao lưu trực tuyến
Dự thảo với hơn 1.000 loại phí về nông nghiệp: Đừng “siết” nữa, dân khổ lắm rồi!
(15:28:03 PM 11/08/2015)
Cuộc sống ở quê quá khó khăn, những đứa trẻ vào các thành phố kiếm sống. Ảnh: Hoàng Triều
Sau khi đọc bản tin của một số tờ báo tường thuật phiện họp Quốc hội (QH) vào ngày 10-8, nhiều bạn đọc không tin nổi con số hơn 1.000 loại phí và lệ phí đánh vào nông nghiệp được trình lấy ý kiến QH. Con số này quả là không tưởng nổi đối với một ngành nông nghiệp kém phát triển và mấy chục triệu nông dân còn quá khó khăn như ở nước ta.
Không đủ ăn lấy gì đóng phí?
Không cần nói thì ai cũng có thể hình dung cuộc sống của người dân ở vùng nông rất thiếu thốn. Một bộ phận lớn người dân còn nghèo, sống rất vất vả, thậm chí thiếu đói khi mùa giáp hạt. Hầu như họ chỉ đủ lo toan, chạy ăn từng bữa mà không có tích lũy gì nhiều, không lo nổi cho con cái ăn học đàng hoàng. Những loại phí “dài dằng dặc” kia thì rất “vô tư’ vẫn đều đặn có người đến thu đã và đang là gánh nặng đối với cuộc sống của họ.
Cứ tưởng là phí thì mức thu không lớn lắm, nhưng với thu nhập ít ỏi, nếu đóng những khoản thu này thì có khả năng gia đình, con cái của họ phải mất đi nhiều bữa ăn, giấc ngủ càng trằn trọc hơn vì bao lo toan về cuộc sống. Chúng ta không quá khó để có thể nhìn thấy rất nhiều mái nhà xiêu vẹo, rách nát ở bất cứ vùng nông thôn nào. Nông dân còn nghèo lắm, từng đồng đối với họ là mồ hôi, nước mắt trải ra trên cánh đồng. Thu gì thì phải cân nhắc chứ không thể ồ ạt như thế.
Ví dụ về một trường hợp cụ thể, bạn đọc Thanh Hà, kể: “Vợ chồng chị tôi có 3 con. Cả nhà sống nhờ vào 3 sào ruộng và miếng vườn. Lúa làm ra không đủ cho gia đình ăn giáp hạt. Trồng rau quanh vườn cao lắm mỗi ngày thu hoạch được 20.000 đồng. Chồng thì làm thuê lúc được lúc không, rảnh rỗi thả câu kiếm dăm ba con cá cải thiện bữa ăn gia đình. Việc kiếm khoai sắn ăn trừ bữa diễn ra thường xuyên. Những đứa trẻ nhiều hôm nhịn đói đến trường trong manh áo cũ mèm, vá víu. Bao nhiêu năm nay chị trốn đóng những khoản phí mà địa phương thu. Đơn giản là chẳng có gì để đóng và nếu đóng thì con cài càng thiếu thốn”.
Với thu nhập quá thấp như phần lớn người dân nông thôn hiện nay, họ không thể đầu tư được gì nhiều cho con cái. Một đứa trẻ bước vào học cao đẳng hoặc đại học thì học phí một năm mất khoảng 20 triệu đồng, Tiền ở trọ, chi phí sinh hoạt thêm khoảng 30 triệu đồng nữa. “Chỉ hai khoản này thôi thì thu nhập của phần lớn hộ nghề nông chẳng thể nào kham nổi. Điều đó có nghĩa con họ thất học và tương lai chờ đợi chúng sẽ là cái cuốc và miếng ruộng. Cứ thế, tình cảnh này sẽ tiếp tục lặp lại ở đời cháu...” - bạn đọc Trần Văn Tí Em phân tích.
Người mẹ nghèo này vất vả buôn bán ở TP HCM để kiếm thêm ít tiền lo cho con cái ở quê. Ảnh: Hoàng Triều
Dân khổ lâu rồi
Sau khi Chủ tịch QH, ông Nguyễn Sinh Hùng bức xúc trước hàng ngàn loại phí trên thì các đại biểu, các vị bộ trưởng cũng “bức xúc” theo về sự bất cập trong việc thu phí, lệ phí hiện nay.
Nhiều bạn đọc ngạc nhiên: “Ô hay, những bất cập này, những nỗi khổ này người dân đã thấy và đã chịu bao nhiêu năm nay rồi, có gì mà các vị lãnh đạo lại “ngỡ ngàng” thế. Bao nhiêu năm qua người dân than trời, kiến nghị hoài trong các cuộc tiếp xúc cử tri hằng năm đấy thôi chứ có mới mẻ gì đâu các vị có vẻ khó hiểu. Vấn đề khó hiểu nhất chính là nó phi lý, khốn khổ với người dân bao nhiêu năm qua nhưng chẳng thấy thay đổi”.
Điều này cũng được chứng minh rõ qua trình bày của ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách: Sau khi QH cho ý kiến lần đầu về dự án này tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, thường trực ủy ban này và Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đã phối hợp với các bộ, ngành địa phương rà soát, sắp xếp, bãi bỏ 5 khoản phí và 6 khoản lệ phí, chuyển 4 khoản phí sang giá và bổ sung 6 khoản phí khác.
Với một “rừng” phí như thế, qua một kỳ họp QH mà chỉ bỏ vài loại phí, lệ phí trong khi bổ sung thêm 6 loại phí mới thì có gì là đổi mới? Hình dung với hơn 1.000 loại phí, lệ phí “thấu trời” hiện nay mà muốn thay đổi như ý Chủ tịch QH “thu phí nhiều quá, dân sống sao nổi” thì chẳng biết đến bao giờ.
“Khoan sức dân là đường lối trị nước của bao vị vua hiền của dân tộc từ bao đời nay. Nhờ đó mà lòng dân một mối, gắn kết cộng đồng giành thắng lợi trong tất cả các cuộc chống ngoại xâm giành độc lập, xây dựng đất nước. Dân giàu thì nước mạnh. Cứ thoải mái thu như thế này thì dân khó thoát nghèo chứ nói gì đến giàu” - bạn đọc Thanh Lê nói thẳng.
Cuộc sống ở nông thôn quá khó khăn đã đẩy bà mẹ già này vào thành thị kiếm sống. Ảnh: Hoàng Triều
Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự thảo với hơn 1.000 loại phí về nông nghiệp: Đừng “siết” nữa, dân khổ lắm rồi!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.