Giao lưu trực tuyến
Đào tài nguyên đem bán, nợ vẫn tăng
(10:49:28 AM 01/07/2014)GS Võ Đại Lược
Đầu tư không sinh lợi, phải đi vay mà trả
PV: -Thưa ông tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, các vị ĐBQH đã chỉ thẳng tình trạng, vay nợ về để đáo nợ và lo ngại, điều này sẽ khiến vấn đề nợ công ngày càng nặng nề và khó giải quyết.
Theo ông, vấn đề đi vay về đề trả nợ có phải là một vấn đề mới không và vì sao?
GS Võ Đại Lược: - Đi vay để trả nợ ở Việt Nam, tôi thấy đó cũng là chuyện bình thường. Bởi lẽ, hàng năm Chính phủ vẫn phát hành trái phiếu hàng chục ngàn tỷ để chi cho các khoản dịch vụ chung trong đó có tri cho trả nợ.
Tuy nhiên, do áp lực trả nợ ngày càng lớn, trong khi các DNNN nắm quá nhiều vốn nhà nước nhưng lại không sinh lợi, gánh nợ tăng lên, đầu tư mà không thu được tiền về thì phải đi vay mà trả nợ. Điều này không có gì ngạc nhiên.
Tôi cho rằng, lẽ ra trong trường hợp đó nhà nước nên bán thẳng các doanh nghiệp đầu tư không hiệu quả, rút hết vốn ở những lĩnh vực nhà nước không cần tham gia để lấy tiền trả nợ, giảm gánh nặng nợ công. Tuy nhiên, giải pháp đó đã không được tính tới.
PV: - Đầu tư công tràn lan lãng phí đã được nói đến nhiều lần, công trình vay ODA giá cao và đội vốn gấp đôi đều đã được ghi nhận, nợ của các tập đoàn nhà nước mà Chính phủ bảo lãnh ở mức rất cao… Với tình trạng hiện tại, liệu Việt Nam còn kịp nhìn lại và điều chỉnh việc sử dụng các nguồn vốn vay? Muốn như vậy thì phải làm gì?
GS Võ Đại Lược:- Tôi thì cho rằng, sử dụng vốn ODA không phải chỉ riêng với Việt Nam mà với hầu hết các nước đi vay ODA đều rơi vào tình trạng sử dụng kém hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn so với các nước khác.
Tại sao tôi nói vậy, thứ nhất: Vì phần lớn các nước đi vay ODA đều là những nước kém phát triển, khi kinh tế kém phát triển thì nền quản trị cũng kém.
Thứ hai, đối với những nước cho vay ODA lại chủ yếu là những nước phát triển, họ luôn có những tính toán và không cho không ai cái gì. Bất cứ một dự án ODA nào cũng đều được tính toán kỹ lưỡng, nếu không vì mục đích chính trị cũng là lợi ích kinh tế.
Do đó, khi vay ODA sẽ có rất nhiều vấn đề. Nếu bên đi vay, có nền quản trị kém, sẽ không đủ tỉnh táo để nhìn nhận, phòng chống tham nhũng kể cả phía cho vay và cả đơn vị sử dụng vốn. Từ việc, quản lý vốn vay không tốt cộng với những chủ trương không tỉnh táo chính là nguyên nhân khiến công trình ODA đội vốn, giá cao ngất ngưởng.
Đó là lý do, giải thích vì sao xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam luôn có giá cao hơn gấp 3 lần so với thế giới. Rất đơn giản, vì đó là dự án sử dụng vốn ODA.
PV: - Tình trạng hiện nay nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến hệ lụy gì thưa ông?
GS Võ Đại Lược: - Cái này thì ai cũng biết rồi, tôi không nói thêm.
Đầu tư công không hiệu quả thì kinh tế bất ổn
PV:- Dù Chính phủ nói sẽ thắt chặt chi tiêu nhưng việc xin đầu tư xây dựng cơ bản vẫn đang tiếp tục tiếp diễn. Doanh nghiệp Nhà nước dù cổ phần hóa vẫn muốn xin được Chính phủ bảo lãnh nợ.
Ông bình luận như thế nào về thực trạng này? Nếu tiếp tục nuông chiều những đề xuất không hợp lý, vấn đề nợ công của Việt Nam sẽ còn ở mức như thế nào? Nhìn ra trên thế giới, bài học nào khiến Việt Nam phải xem xét và suy nghĩ?
GS Võ Đại Lược: - Theo tôi, nếu vay nợ mà sử dụng có hiệu quả thì không đáng ngại, tuy nhiên vay nợ nhiều nhưng sử dụng không hiểu quả thì rõ ràng lại là mối nguy hại.
Để đánh giá tính an toàn nợ công của một nước không chỉ nhìn vào quy mô của khoản nợ mà quan trọng là đánh giá dự trên hiệu quả sử dụng đồng vốn vay và khả năng thanh toán trong tương lai của đất nước đó.
Ở VN hiện nay hiệu quả sử đầu tư công dựa vào chỉ số ICOR, hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại. Đối với các nước phát triển ICOR chỉ ở mức 3 là đầu tư công có hiệu quả và nền kinh tế phát triển bền vững.
Qua tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê công bố đến năm 2010 (ước tính) cho thấy: Hiệu quả đầu tư giai đoạn 2006-2010 giảm sút rõ rệt so với giai đoạn 2000-2005.
Lượng tiền bỏ ra nhằm mục đích đầu tư ngày càng ít tham gia vào quá trình sản xuất. Nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP, đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP.
So với mức trung bình của thế giới thì chỉ số ICOR của VN cao hơn nhiều, cao nhất là giai đoạn 2009-2010 trung bình 6,7. Riêng năm 2009, ICOR trung bình của VN cao nhất là 8.
Trong những năm gần đây có giảm nhưng vẫn ở mức cao, hiện nay đang là 9. Như vậy nghĩa là đầu tư hoàn toàn không hiệu quả.
Do đó, đầu tư công hiện nay cần phải được xem xét lại một cách nghiêm túc bắt đầu từ chủ trương đầu tư có được coi là đúng không? Nếu để sai lệch từ chủ trương, rất khó để thay đổi.
Thứ hai, phải xem xét lại nền quản trị, đánh giá quá trình giám sát, thực thi chủ trương đó thế nào...? Nếu quản trị không tốt sẽ gây thất thoát, nợ tăng, không có khả năng trả nợ.
PV: - Hiện tại ở Việt Nam tồn tại hai thực tế: khai thác tài nguyên thô để bán giá rẻ, vay nợ đầu tư mà không mang lại giá trị thặng dư (dẫn tới tình trạng đi vay để tả nợ vay). Như vậy, phải nhìn nhận về nội lực của nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
GS Võ Đại Lược: - Tôi không lấy làm ngạc nhiên vì trước tình hình kinh tế khó khăn, DNNN đầu tư không hiệu quả, khu vực kinh doanh tư nhân giảm sút, không có đất sống thì đầu tư công phải được coi là công cụ giữ thăng bằng cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, các DNNN hoạt động kém kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí không thu được lợi. Trước tình hình đó, họ buộc phải đào tài nguyên để đem bán, thực ra điều đó cũng không sai. Nhưng, đào tài nguyên có sẵn đem bán giá rẻ, lại xin nhiều ưu đãi. Trong khi đó, đầu tư ngoài ngành, không hiệu quả thì rõ ràng họ đang đẩy nền kinh tế vào tình trạng bất ổn.
PV: Xin cảm ơn Giáo sư!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.