Thứ tư, 30/10/2024, 14:25:02 PM (GMT+7)

Đảo ngọc không thể là ngọc cho cán bộ tha hóa kiếm chác

(17:24:57 PM 01/07/2020)
(Tin Môi Trường) - Dư luận đang chờ đợi lãnh đạo tỉnh Kiên Giang vào cuộc xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân cán bộ sai phạm.

Đảo[-]ngọc[-]không[-]thể[-]là[-]ngọc[-]cho[-]cán[-]bộ[-]tha[-]hóa[-]kiếm[-]chác

Một góc đảo ngọc Phú Quốc - Ảnh: QUANG ĐỊNH

 
Đất đai cứ như một miếng mồi béo bở đưa cán bộ hư hỏng vào tròng. Sau sai phạm liên quan đến đất đai khiến hàng loạt cán bộ ở nhiều nơi khác bị kỷ luật chưa lắng dịu, gần đây Thanh tra Chính phủ công bố kết luận sai phạm đất đai ở đảo Phú Quốc, một loạt đơn vị, cán bộ ở Kiên Giang bị đề nghị kiểm điểm, kỷ luật, thậm chí làm nghiêm còn có thể phải vào "lò" vì dính sai phạm.
 
Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu sai phạm xảy ra ở hòn đảo này, nhưng sao sai phạm cứ nối tiếp sai phạm mà không ngăn chặn được? Và một câu hỏi lớn đặt ra cần có câu trả lời: trách nhiệm của lãnh đạo huyện Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang ra sao khi để xảy ra sai phạm kéo dài nhiều năm, chẳng lẽ sai phạm sờ sờ nhưng lãnh đạo tỉnh không thấy, không biết và vô can?
 
Thực tế thời gian qua cứ mỗi lần đảo Phú Quốc được Chính phủ quy hoạch thì liền sau đó đất đai càng "sốt", càng tăng giá. Đỉnh điểm sốt đất và cũng mất mát nhiều cán bộ nhất là năm 2003, khi ấy Phú Quốc được Chính phủ quy hoạch xây dựng thành khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao. 
 
Quy hoạch công bố chưa ráo mực, lập tức đất đai tăng giá phi mã, hàng loạt khu rừng nguyên sinh, bờ biển đẹp được quan chức địa phương này đua nhau "xí phần" sang nhượng, trục lợi. Hậu quả là trên 20 cán bộ, trong đó có 2 phó chủ tịch UBND tỉnh bị kỷ luật cảnh cáo; chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng Phòng địa chính - tài nguyên môi trường huyện đảo Phú Quốc... bị khởi tố bắt giam, tập thể Ban thường vụ Huyện ủy Phú Quốc bị kỷ luật cảnh cáo.
 
Cứ ngỡ sau lần "ngã ngựa" này, Kiên Giang sẽ không để lặp lại, nào ngờ 16 năm sau sai phạm tương tự tái diễn mức độ nghiêm trọng hơn, thất thoát tài sản của Nhà nước lớn hơn. Lý giải nguyên nhân Phú Quốc "dính" sai phạm, tỉnh Kiên Giang một mặt thừa nhận có việc buông lỏng quản lý đất đai, nhưng cũng đưa ra hàng loạt lý do khách quan. 
 
Tuy nhiên những "lý do khách quan" không thể xoa dịu dư luận, vì Thanh tra Chính phủ chỉ rõ sai phạm ở Phú Quốc không chỉ do cấp huyện, mà do buông lỏng quản lý của chính lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2017 và nhiều sở, ngành cấp tỉnh.
 
Những sai phạm đất đai ở Phú Quốc thời gian qua cho thấy có tình trạng "bắt tay" giữa cán bộ ký quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với doanh nghiệp và các "cò" đất, biến đất công, đất rừng thành đất tư nhân với giá "bèo". 
 
Hệ thống quản lý đất đai tại Phú Quốc bị buông lỏng, thả nổi nhiều năm; có chuyện xử lý cán bộ làm sai xuề xòa không nghiêm, không đúng pháp luật, thậm chí còn có việc cán bộ dính sai phạm lại được lên vị trí cao hơn nên nhờn... 
 
Dư luận đang chờ đợi lãnh đạo tỉnh Kiên Giang vào cuộc xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân cán bộ sai phạm, kiên quyết loại ra khỏi cấp ủy khóa mới những cán bộ sai phạm, thu hồi tài sản tiền bạc cho Nhà nước, lập lại trật tự kỷ cương trên đảo. Đồng thời cần có biện pháp tăng cường vai trò giám sát các cơ quan quản lý đất đai, cán bộ có thẩm quyền ký duyệt dự án để ngăn ngừa phát sinh "điểm nóng" đất đai, không tiếp tục mất thêm đất công, đất rừng.
 
Để Phú Quốc là đảo ngọc, chứ không thể là "ngọc" cho những cán bộ tha hóa kiếm chác và rơi vào vòng lao lý.
(Hoàng Trí Dũng/TTO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đảo ngọc không thể là ngọc cho cán bộ tha hóa kiếm chác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI