Giao lưu trực tuyến
Đại sứ New Zealand trao đổi nhân 40 năm quan hệ Việt Nam – New Zealand
(22:08:31 PM 17/06/2015)Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Haike Manning . Ảnh: Đại sứ quán New Zealand
-Xin đại sứ đánh giá về mối quan hệ hợp tác và ngoại giao giữa Việt Nam và New Zealand trong những năm gần đây?
Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam Haike Manning: Mối quan hệ giữa New Zealand và Việt Nam đã được tăng cường đáng kể trong những năm gần đây trên rất nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, phát triển và quốc phòng. Việt Nam là một đối tác ngày càng quan trọng đối với New Zealand trong khu vực. Hai bên luôn cần phải phối hợp chặt chẽ cũng như tiến hành nhiều hoạt động hợp tác và trao đổi, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp, an toàn thực phẩm và giáo dục, vì lợi ích chung và lợi ích cho mỗi quốc gia. Dịp kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia trong năm nay là cơ hội tốt cho chúng ta đẩy mạnhmối quan hệ dựa trên nên tảng vững chắc đó.
-Vào tháng 3, Thủ tướng Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức tới New Zealand theo lời mời của thủ tướng New Zealand John Key. Xin đại sứ cho biết ý nghĩa của chuyến đi trong việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác chiến lược?
Trong chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới New Zealand vào tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng New Zealand John Key cùng thống nhất về lộ trình phát triển tới năm 2020. Trong 5 năm tới đây, hai bên cam kết sẽ đẩy mạnh các lĩnh vực như thương mại và giáo dục. Trên lĩnh mặt thương mại, phấn đấu đạt kim ngạch thương mại lên 1.7 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Đối với giáo dục, thì hai bên sẽ tập trung phát triển các hệ thống cơ sở kết nối giáo dục dựa trên nền tảng có sẵn và tăng cường giao lưu nhân dân. Hai bản thoả thuận quan trọng đã được kí kết gồm bản thoả thuận về dịch vụ hàng không để cho tạo điều kiện cho các hãng hàng không của New Zealand và Việt Nam có những đường bay thẳng giữa hai quốc gia và bản thoả thuận về an toàn thực phẩm để trao đổi kinh nghiệm và ứng dụng các hệ thống an toàn đẳng cấp thế giới của New Zealand vào một lĩnh vực có nhiều nhu cầu ở Việt Nam.Những thảo luận về quốc phòng và an ninh bao gồm hợp tác trong các lĩnh vực như gìn giữ hoà bình cũng là một phần quan trọng của chuyến đi này.
-Thương mại, giáo dục và nông nghiệp là những lợi thế của New Zealand. Theo đại sứ thì hai nước nên làm gì để đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực trên?
Về lĩnh vực thương mại, điều đầu tiên cần phải nói là quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đã phát triển vượt bậc trong 5 năm qua. Chính vì thế, chúng ta mới thấy được con số tăng trưởng thương mại hai chiều là 120% trong vòng 5 năm. Chúng ta cũng chứng kiến tình hình xuất khẩu của New Zealand sang Việt Nam và ngược lại khá là cân đối. Và tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự phát triển trong xuất khẩu giữa hai quốc gia.
Một trong những điều quan trọng nhất là cần thực sự xây dựng các mối quan hệ kinh doanh tốt hơn và chính phủ 2 nước cần hỗ trợ doanh nghiệp của 2 nước xây dựng những mối quan hệ hợp tác bền vững hơn. Chúng ta cần giúp họ hiểu biết hơn về thị trường 2 nước: cần làm cho doanh nghiệp New Zealand hiểu hơn về các cơ hội ở Việt Nam và ngược lại.
Đối với nông nghiệp và giáo dục – 2 cột trụ của mối quan hệ, chúng ta có rất nhiều việc cần phải làm. Chúng ta thấy an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm là hai lĩnh vực quan trọng mà New Zealand có thế mạnh dẫn đầu thế giới và đây cũng là hai lĩnh vực sẽ mở ra những quan hệ hợp tác mới giữa hai quốc gia.
Vê lĩnh vực giáo dục, chúng tôi có hơn 2000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại những trường đại học hàng đầu thế giới của New Zealand mỗi năm và chúng ta có sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học của hai quốc gia và chúng ta thực sự mong muốn những mối quan hệ này sẽ phát triển.
Có rất nhiều cơ hội để New Zealand hợp tác với Việt Nam vì Việt Nam luôn mong muốn nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục. Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng mà trên cơ sở đó chúng ta sẽ xây dựng các mối quan hệ hợp và hữu nghị lâu dài. Không có gì quý giá hơn trong mối quan hệ của chúng ta bằng việc chứng kiến những người Việt Nam trẻ tuổi khám khá, học hỏi và tận hưởng New Zealand.
-Xin đại sứ cho biết, Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam đã thực hiện những hoạt động nào để kỷ niệm 40 năm quan hệ đối ngoại với Việt Nam năm nay? Kế hoạch của đại sứ quán trong phần còn lại của năm nay là gì?
Chúng tôi đã lên kế hoạch gồm rất nhiều các hoạt động lớn nhằm kỉ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia trong năm nay bởi đây cũng là dịp giới thiệu và nâng cao hình ảnh của New Zealand và giới thiệu cho người Việt Nam những giá trị mà chúng tôi có thể đem lại cho các bạn trong văn hoá, giáo dục, thực phẩm, đồ uống và du lịch.
Ví dụ như, năm nay chúng tôi đã khởi động lại lễ hội nổi tiếng về rượu và thực phẩm của New Zealand tại thành phố HCM thu hút hơn 800 người đã tham dự. Chúng tôi đã hợp tác với báo Vnexpress tổ chức cuộc thi tìm hiểu về đất nước con người New Zealand trên cả nước và trao phần thưởng cho người thắng cuộc là chuyến du lịch miễn phí đến New Zealand cho 2 người. Và chúng tôi làm việc tích cực với Jenifer Phạm, đại sứ du lịch của chúng tôi tại Việt Nam để quảng bá du lịch New Zealand.
Vào nửa cuối năm nay, chúng tôi cũng có rất nhiều hoạt động thú vị như chương trình kết nối thời trang giữa New Zealand và Việt Nam với sự tham gia của 20 sinh viên thời trang hàng đầu của hai quốc gia. Họ sẽ cơ hội làm việc cùng nhau để tạo ra các bộ sưu tập hội tụ tinh hoa văn hoá của 2 nước. Sau đó vào tháng 9, chúng tôi sẽ mời tới Việt Nam một đoàn văn hóa nghệ thuật người Maori. Họ sẽ tham gia chương trình quảng bá và giáo dục ở Hà Nội, Đà Nẵng và HCM. Tôi tin rằng các khán giả Việt Nam sẽ thực sự thích thú với màn các tiết mục đặc biệt này.
-Xin đại sứ cho biết tiềm năng và chiến lược trong mối quan hệ giữa hai nước những năm tới như thế nào?
Chúng tôi nhận thấy tiềm năng phát triển bền chặt với Việt Nam.Chúng tôi đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác toàn diện với chính phủ Việt Nam và chúng tôi đang tiến tới nâng tầm mối quan hệ đó lên tầm hợp tác chiến lược. Về thực tê, mối quan hệ giữa hai nước luôn dựa trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi và áp dụng triệt để thế mạnh của mỗi bên. Trong lĩnh vực kinh tế, quan hệ giữa hai quốc gia trong những năm gần đây đang tiến triển mạnh.Việt Nam là đối tác tích cực nhất của New Zealand tại khu vực ASEAN. Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cơ hội để 2 bên tiến hành các hoạt động giao thương khi New Zealand và Việt Nam đã ký kết hiệp định tự do thương mại cũng như đang cùng hướng tới ký kết hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Ngoài ra, giáo dục cũng là lĩnh vực chúng tôi muốn hướng tới. Qua việc cấp học bổng du học, các khóa bồi dưỡng cán bộ, chúng tôi muốn giới thiệu cho sinh viên Việt nam về hệ thống giáo dục chất lượng mang đẳng cấp thế giới. New Zealand tự hào khi là quốc gia cung cấp các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn thế giới. Với chúng tôi Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn trong nông nghiệp bởi Việt Nam là một nhà xuất khẩu thực phẩm lớn nhất trong khu vực Châu Á và chúng tôi coi đó là những cơ hội hợp tác thiết thực cùng nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa NZ và Việt nam không chỉ nên tập trung vào thương mại hàng hóa mà chúng ta cũng nên kết hợp cùng tạo ra các sản phẩm tốt, bán chúng ra thị trường quốc tế trong tương lai. Chúng ta nên nắm bắt các cơ hội mới tới từ các hiệp định thương mại, ví dụ như hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái Bình Dương.
-Việt Nam đang đẩy mạnh đàm phán hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương với các quốc gia, trong đó có New Zealand. Xin ngài hãy đánh giá về tiến độ đàm phán giữa New Zealand và Việt Nam?
Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương thật sự là sáng kiến quan trọng giúp mang lại lợi ích cho các bên tham gia, trong đó có Việt nam và New Zealand. Hiệp định này giúp cải thiện điều kiện xuất khẩu và dịch vụ từ Việt nam hay New Zealand tới các thị trường lớn như Nhật Bản và Mỹ. ví dụ như xuất khẩu nông sản. Với Việt Nam, hiệp định sẽ khuyến khích đầu từ nước ngoài , điều rất quan trọng cho sự phát triển nhanh và liên tục của một quốc gia. Để đạt được Hiệp định thì các bên phải trải qua quá trình đàm phán tỷ mỷ phức tạp cần thời gian nhưng theo tôi hiệp định sẽ sớm được ký kết. Như chúng ta đã biết, Việt Nam và new Zealand đã thông qua hiệp định tự do thương mại năm 2009 (ASEAN-úc- New Zealand) và chúng ta đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển thương mại giữa hai bên.
-Xin đại sứ cho biết, tiềm năng cho hai quốc gia hợp tác trong lĩnh vực du lịch, du lịch hàng không, giáo dục và nông nghiệp khi đó là những thế mạnh của New Zealand? Chúng ta nên làm gì thưa đại sứ?
Mối quan hệ giữa New Zealand và Việt Nam đã được tăng cường đáng kể trong những năm gần đây trên rất nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, phát triển và quốc phòng. Việt Nam là một đối tác ngày càng quan trọng đối với New Zealand trong khu vực. Hai bên luôn cần phải phối hợp chặt chẽ cũng như tiến hành nhiều các hoạt động, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp, an toàn thực phẩm và giáo dục, nhằm mang lại lợi ích cho quốc gia mình. Dịp kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia trong năm nay là thời cơ tốt cho chúng ta đẩy mạnh mối quan hệ dựa trên nên tảng vững chắc đó.
Liên quan tới du lịch và du lịch hàng không, chúng ta có rất nhiều triển vọng để phát triển 2 lĩnh vực này. Trong chuyến thăm của mình tới New Zealand, thủ tướng Dũng và thủ tướng John Key đã ký thỏa thuận phát triển các dịch vụ hàng không. Đây là bước tiến quan trọng trong việc phát triển du lịch giữa 2 quốc gia.Theo báo cáo gần đây, số lượng lớn người New Zealand đã tới Việt Nam du lịch. Con số đó rơi vào khoảng 30,000 khách du lịch. Họ thường lui tới các địa điểm du lịch như Hạ Long, Huế, Hội An, Nha Trang, v.v. chúng tôi hi vọng sẽ được thấy nhiều khách du lịch từ Việt Nam sang thăm các địa điểm du lịch của New Zealand như ngôi làng người lùn Hobbitton, hang đom đóm Waitomo, thành phố queenstown,v.v trong thời gian tới.
-Có phải thủ tướng Việt Nam và thủ tướng New Zealand đã đồng ý đẩy mạnh quan hệ quốc phòng giữa 2 quốc gia trong chuyến thăm vừa qua không thưa đại sứ?
Hợp tác quốc phòng là một phần quan trọng trong quan hệ chung giữa hai nước. Trong chuyến thăm new Zealand của Bộ Trưởng quốc phòng Việt Nam cuối năm 2013, hai quốc gia đã tiến tới thỏa thuận về hợp tác quốc phòng, yêu tố căn bản trong kết nối các vấn đề quốc phòng. Các lĩnh vực được chú trọng bao gồm huấn luyện và trao đổi sỹ quan, các khóa học bồi dưỡng tiếng anh và phối hợp trong các vấn đề gìn giữ hòa bình.Đây cũng chính là những lĩnh vực Việt Nam gần đây đảm nhận trong vai trò gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Chúng tôi cũng thúc đẩy các cuộc đối thoại giữa 2 bộ quốc phòng, qua đó cho phép hai bên trao đổi về các thách thức an ninh khu vực. New Zealand và Việt Nam cũng làm việc sát sao với nhau trong vấn đề an ninh khu vực và xây dựng các quy trình an ninh khu vực như Diễn đàn khu vực ASEAN và quy trình ADMM .
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.