Giao lưu trực tuyến
Cái bầu cây còn nguyên bọc
(17:29:17 PM 20/06/2015)
1. Từ lâu, trong dân gian đã tồn tại câu ngạn ngữ “Trả lễ bà chúa Mường”. Tôi đã nghe câu đó từ khi còn rất bé và từng hỏi mẹ, thế nghĩa là gì? Bà bảo đó là người ta chỉ loại người cốt được việc mình, còn việc làm trả thì sơ sài đại khái cho xong viêc, giống như khi lễ bái Bà chúa Mường người ta xin rất nhiều thứ, còn khi xong việc trả lễ thì lèng tèng vài thứ đồ mã vớ vẩn… Có lẽ họ nghĩ bà Chúa là người thật thà dễ tính có thể qua mặt được.
Câu ngạn ngữ nhắc nhở người đời ấy, không ngờ bây giờ lại thành chuyện tràn lan trong xã hội, mọi cấp mọi ngành.
Ví dụ chiến dịch làm sạch phố phuờng người ta hô hào ra quân rầm rộ, các đội quân phường xã đem xô nước xi măng quẹt ngang quẹt dọc lên những quảng cáo có số điện thoại về khoan bê tông, hút bể phốt, luyện thi, dạy thêm, làm gia sư… thành một đám nhom nhem bẩn hơn và rồi để nguyên thế, coi như xong việc.
Giá cứ như cũ nhìn các con số nhảy nhót cũng không bẩn hơn thế. Đầu tư tiền triệu và bao nhiêu nhân công trong bao nhiêu ngày để làm một việc bất lực, chẳng sạch đẹp được như kế hoạch, hỏi có đúng là việc trả lễ bà chúa Mường không?
Con đường Lạc Long Quân đắt vào loại nhất nhì Hà Nội nhưng thềm đường thì chỗ lõm chỗ lồi, gạch lát chẳng ra hàng lối, vừa làm xong trông đã nhom nhem chỗ sụt chỗ lở cũ kỹ như sắp đến lúc làm lại.
Lao động họ mướn từ đâu đó rõ ràng chẳng có tay nghề, nhà thầu chỉ cốt thuê rẻ để tiết kiệm chi phí. Cũng như thế, ngành văn hóa tốn không ít văn bản và không ít lần tìm cách giải quyết việc rao bán báo bằng loa điện chuyện rùng rợn chém giết, hiếp dâm, cướp bóc bịa tạc để thu hút người mua… Rồi cuối cùng đâu lại hoàn đó, tiếng loa bẩn lại vẫn đầy đường. Sau một cuộc ra quân tiêu tiền xong việc, hiệu quả thế nào chẳng bao giờ thấy nói đến.
2. Còn những chuyện bánh dày mút xốp to nhất, bánh chưng dâng lễ tổ to nhất, ly cà phê to nhất, cái chảo thắng cố lớn nhất… là những chuyện đầy chất “trả lễ bà chúa Mường” đã diễn ra rồi, và còn đang diễn ra, rồi chắc sẽ còn chuyện kiểu ấy sắp tiếp tục diễn ra. Có lẽ đất nước ta chưa bao giờ rơi vào cảnh ăn thật làm dối chộn rộn như lúc này.
Mới đây nhất, một cơn gió lốc xoáy tràn qua Hà Nội, hàng loạt cây đổ, trong đó có nhiều cây mới trồng. Và lúc này Hà Nội mới phát hiện ra đám cây trồng dưới gốc vẫn còn nguyên bao nilon, bao dứa chằng dây giữ bầu đất chưa được tháo gỡ.
“Kiểm tra thông tin việc trồng cây mới còn để nguyên bọc nilon, làm rõ trách nhiệm của đơn vị thực hiện" - Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo như vậy. Dư luận chờ xem kết quả xử lý ra sao.
Chẳng lẽ lại để tình trạng trồng cây kiểu trả lễ bà chúa Mường giữa thanh thiên bạch nhật thế sao?
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
-
Giải cứu cây xanh
-
Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
-
Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
-
Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
-
Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
-
Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
-
Phong tỏa vô tội vạ
-
Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)