Thứ bảy, 18/01/2025, 18:40:03 PM (GMT+7)

Bảo tồn nguồn gen gà Lôi trắng góp phần phát triển đa dạng sinh học

(11:29:10 AM 24/04/2015)
(Tin Môi Trường) - Ông Hoàng Xuân Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (Trụ sở đặt tại Vườn quốc gia Cúc Phương) đã chia sẻ về công việc bước đầu “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen gà Lôi trắng tại Vườn quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” do ông và các cộng sự đang thực hiện tại Trung tâm. Với sự thành công này đã bảo tồn được nguồn gen gà Lôi trắng góp phần phát triển đa dạng sinh học

Bảo[-]tồn[-]nguồn[-]gen[-]gà[-]Lôi[-]trắng[-]góp[-]phần[-]phát[-]triển[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học

Ông Hoàng Xuân Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật

 

PV: Được biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày một khắc nghiệt, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để thích nghi, phát triển là rất cần thiết. Với việc bảo tồn nguồn gen và phát triển những động vật quý hiếm không chỉ góp phần phong phú nền đa dạng sinh học tại địa phương mà còn đẩy lùi được những yếu tố cực đoan do môi trường gây ra, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế. Vậy, với đề tài “Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen gà Lôi trắng tại Vườn quốc gia Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học nói chung có vai trò quan trọng như thế nào, thưa ông?


Ông Hoàng Xuân Thủy: Theo tôi, đa dạng các giống động vật cần được duy trì cho tiềm năng kinh tế để có thể đáp ứng một cách nhanh chóng các thay đổi của thị trường, sở thích người tiêu dùng hay các điều kiện môi trường. Đa dạng các giống động vật có vai trò văn hóa xã hội quan trọng. Động vật là phần không thể thiếu trong các nghi lễ và tập quán của các nhóm dân tộc. Trong xã hội hiện đại, chúng còn là những thú tiêu khiển. Các công viên trang trại có thể phục vụ mục đích giảng dạy cho người thành phố. Ngành du lịch có thể là quan trọng đối với nhiều quốc gia, trong đó du lịch môi trường mà các giống vật nuôi địa phương là một phần không thể thiếu.

 

Đa dạng các giống động vật là một phần không thể thiếu của hệ thống kinh tế nông nghiệp. Nếu giảm sự đa dạng này sẽ gây ra rủi ro cao hơn trong hệ thống sản xuất, giảm khả năng đáp ứng với các thay đổi, suy thoái và cuối cùng dẫn đến phá hủy môi trường. Các hệ thống sản xuất có đầu vào trung bình, nhập nội các giống vật nuôi là những đặc điểm nổi bật trong sản xuất thực phẩm ở các nước đang phát triển. Duy trì và phát triển các giống đã thích nghi là yếu tố quan trọng đảm bảo đa dạng các giống vật nuôi một cách bền vững mà không gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường.


Đa dạng các giống vật nuôi rất quan trọng đối với việc đáp ứng các nhu cầu trong tương lai. Nếu chỉ dựa vào một vài giống vật nuôi có nghĩa là chỉ tập trung vào một số lượng ít các giống, sẽ làm mất đi một số gen đặc biệt là các gen đã thích nghi với môi trường, làm giảm sự kết hợp của gen. Những rủi ro này không biểu hiện ở hiện tại, nhưng có thể biểu hiện trong tương lai. Bảo tồn đa dạng các giống vật nuôi sẽ giảm các rủi ro, đồng thời tăng an toàn thực phẩm.


Đa dạng các giống động vật có lợi cho nghiên cứu và đào tạo. Điều này có thể bao gồm các nghiên cứu sinh học cơ bản về khả năng miễn dịch, yêu cầu về dinh dưỡng, khả năng sinh sản để bảo tồn, bản chất di truyền và khả năng thích nghi với sự thay đổi khí hậu và môi trường khác nhau. Về mặt di truyền, các giống khác nhau rất cần trong nghiên cứu tính nhạy cảm và khả năng kháng bệnh, giúp hiểu sâu hơn các cơ chế và phát triển các liệu pháp hay cách điều trị tốt hơn. Hoạt động bảo tồn còn phục vụ cho việc tào đạo tất cả những người tham gia. Điều này sẽ làm cho họ có ý thức cũng như kiến thức tốt hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro.

 

Bảo[-]tồn[-]nguồn[-]gen[-]gà[-]Lôi[-]trắng[-]góp[-]phần[-]phát[-]triển[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học

Bảo tồn nguồn gen gà Lôi trắng góp phần phát triển đa dạng sinh học

 

PV: Vâng, hiện nay có rất nhiều loài động vật quý hiếm bị suy thoái, đa dạng sinh học đang bị mất dần trong bối cảnh thời tiết, môi trường khắc nghiệt. Là một chuyên gia lâu năm, xin ông cho biết nhận định về tình hình thực tế hiện nay ở nước ta?


Ông Hoàng Xuân Thủy: Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang nổi cộm lên hiện tượng suy thoái, mất dần tính đa dạng sinh học của các loài động vật. Nhiều loài động vật quý, có quá trình thích nghi lâu đời với điều kiện khí hậu ở nước ta đang bị mai một, thậm chí tuyệt chủng. Nước ta có khoảng 275 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 2470 loài cá, 5500 loài côn trùng... tính độc đáo của sự đa dạng sinh học này là rất cao. Có 10% loài thú, chim và cá của thế giới tìm thấy ở Viêt Nam. Ngày nay do việc tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, dẫn đến một số loài chim, thú có nguy cơ bị tuyệt chủng. Các nhà khoa học cho biết, nước ta có tới 28% loài thú, 10% loài chim, 21% loài bó sát và lưỡng thê đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Trong số 53 loài động vật quý hiếm đưa vào sách đỏ Việt Nam thì có 10 loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, 18 loài ở tình trạng nguy cấp, 22 loài thuộc diện hiếm, 3 loài thuộc loại thoát hiểm. Sự tuyệt chủng này gần đây xảy ra rất nhanh theo tốc độ phát triển của kinh tế thị trường và đô thị hoá.


Trong xu thế trên, sự mai một các loài vật nuôi và các loài hoang dã ở các địa phương trên toàn quốc đang ở mức trầm trọng. Trước tình hình đó, nhà nước ta đã có nhiều dự án nghiên cứu bảo tồn, phát triển nhiều loài động vật bản địa. Đây là các loài mang nhiều đặc điểm quý như khả năng chống chịu bệnh cao, ít đòi hỏi về chế độ ăn và chế độ chăm sóc cầu kỳ, nhưng lại cho tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, thịt rất thơm ngon và một số loài còn có thể nuôi làm vật cảnh. Trong việc khai thác và bảo vệ sự phong phú đa dạng các giống vật nuôi hiện nay, việc nghiên cứu, bảo tồn các giống gà hoang dã bản địa đang là vấn đề thiết thực và cấp bách. Tình hình bảo tồn quỹ gen vật nuôi trong nước hạn chế ở việc phát hiện các giống quý hiếm, việc bảo tồn và phát triển giống mới chỉ được quan tâm ở các cơ sở giống quốc gia. Các nghiên cứu bảo tồn giống do địa phương (cấp tỉnh) thực hiện không nhiều.


PV: Vậy với đặc điểm của gà lôi trắng thì sao và lý do nào để đề tài nhận được sự ủng hộ đến vậy, thưa ông?


Ông Hoàng Xuân Thủy: Về tình trạng bảo tồn giống gà Lôi trắng, Sách Đỏ Việt Nam đánh giá ở mức LR (ít nguy cấp), trong Công ước buôn bán động vật hoang dã quốc tế chúng được xếp vào dạng không bị cấm và trong Danh lục Đỏ IUCN đánh giá ở mức LC (ít lo ngại).


Về lịch sử nghiên cứu gà Lôi trắng, hiện nay tuy đã có một số tài liệu đề cập nhưng còn lẻ lẻ, tập trung chủ yếu là điều tra về phân bố và nhận dạng trong điều kiện tự nhiên, trong đó phải kể đến là công trình “Góp phần nghiên cứu nhóm chim trĩ và đặc điểm sinh học, sinh thái của gà Rừng tai trắng, Trĩ bạc, Công và biện pháp bảo vệ chúng” của tác giả Trương Văn Lã - Viện sinh thái tài nguyên sinh vật (1995).


Trong những năm gần đây, việc chăm sóc, nuôi dưỡng nguồn gen gà Lôi trắng được Vườn quốc gia Cúc Phương rất quan tâm và giao cho Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thực hiện bắt dầu từ năm 2007. Với nguồn kinh phí có hạn, hàng năm ngân sách cấp chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu thực tế về thức ăn, số còn lại Trung Tâm phải tự cân đối trong các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Tuy nhiên với sự cố gắng, Trung tâm đã khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do vậy hiện nay, số lượng đàn giống gà Lôi trắng sinh trưởng, phát triển tốt và đã nhân lên được trên dưới 50 cá thể các loại. Hàng năm cung cấp ra thị trường một số lượng đáng kể con giống, để phục vụ cho các chương trình trao đổi về giống để nghiên cứu và bảo tồn đối với một số đơn vị như: Viện chăn nuôi, Công viên Thủ Lệ, Thảo cầm viên Sài gòn và các cơ sở bảo tồn khác trên phạm vi cả nước.


Nói chung, gà Lôi trắng là một loài vật nuôi mới có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, dễ nuôi, phù hợp với phương thức chăn nuôi nhốt khép kín, do vậy hiện nay giống gà này luôn được người chăn nuôi quan tâm và phát triển. Đứng trước thực trạng đó, Sở Khoa Học và Công Nghệ Ninh Bình đã đưa giống gà Lôi trắng vào Đề án khung về “Nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen vật nuôi tại Ninh Bình” thực hiện trong giai đoạn 2015 – 2020 và đã được Bộ Khoa Học và Công Nghệ phê duyệt.


PV: Xin được chúc mừng sự thành công của ông nói riêng và Trung tâm nói chung. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng như cộng đồng đều quan tâm đến lộ trình thực hiện đề tài, cũng như tính ứng dụng, sự chuyển giao của loài động vật quý hiếm này sẽ ra sao, xin ông bật mí, chia sẻ?


Ông Hoàng Xuân Thủy: Dự án được triển khai trong 2 năm 2015-2017. Hiện nay, giống gà này đang được chăn nuôi tập trung chủ yếu tại Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn quốc gia Cúc Phương với quy mô tương đối nhỏ, trên dưới 50 cá thể, tuy nhiên để giống gà Lôi trắng có một vị trí đứng vững trên thị trường cần phải có cơ chế liên kết giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp và người chăn nuôi, trong đó các Trung tâm bảo tồn giống quốc gia chiếm một vị trí then chốt. Với những giá trị kinh tế của loài gà Lôi trắng mang lại kết hợp với sự vào cuộc của các cơ quan đơn vị quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người dân, chắc chắn các sản phẩm của gà Lôi trắng sẽ có được một vị trí vững chắc trên thị trượng hiện nay.


Từ đàn gà Lôi trắng giống gốc đã được chọn lọc ở địa phương, sẽ cung cấp con giống cho các thành phần kinh tế khác nhau kết hợp với phổ biến các hưỡng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc và phòng trị bệnh thông qua các hình thức: Tập huấn kỹ thuật; Nuôi thử nghiệm; Xây dựng mô hình ở các vùng sinh thái; Tổng kết hội thảo, biên tập tài liệu, đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất đại trà; Các nội dung nghiên cứu của đề tài được tiến hành chủ yếu tại Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, kết quả nghiên cứu được chuyển giao ngay cho cơ sở thông qua quá trình tập huấn kỹ thuật.


PV: Xin cảm ơn ông
!

Hồng Minh (Thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo tồn nguồn gen gà Lôi trắng góp phần phát triển đa dạng sinh học

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang

(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

VACNE 30 năm
 Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI