Việt Nam tuyệt đẹp trong chùm ảnh ghềnh đá đĩa trên thế giới
(17:27:01 PM 08/07/2013)
Cách đây hàng triệu năm, những dòng nham thạch nóng chảy đã gặp nước biển lạnh, sau đó bị đông cứng lại và rạn nứt, tạo thành những cột dựng đứng hoặc xiên. Kết quả của quá trình đó là
Nhìn từ xa trông nơi đây không khác nào một tổ ong khổng lồ, trải dài khoảng 1km2, nửa chìm nửa nổi trên mặt biển.
Đá ở đây thuộc loại đá bazan có màu đen huyền và màu vàng sáng. Đá có hòn nặng đến hàng tạ, có hòn nhỏ nhỏ xinh xinh với những hình dạng khác nhau - tròn, ngũ giác, đa giác… được dựng đứng theo cột hoặc xếp lên nhau giống như những chồng đĩa lớn.
Tọa lạc tại vùng County Antrim, bờ biển thuộc khu vực Đông Bắc Ireland, Giant's Causeway là một khu vực núi đá có cấu trúc hình tổ ong, gồm khoảng 40.000 cột đá bazan khổng lồ, màu đen, có hình lục giác, bát giác nằm xen kẽ, xếp chồng lên nhau vuông vức.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Giant's Causeway là kết quả của trận phun trào núi lửa diễn ra từ cách đây 50 - 60 triệu năm trước. Ở các vách đá, chiều cao trung bình của các cột bazan ở Causeway lên đến 100m.
Những khối đá hình lục giác xếp chồng lên nhau như hình tổ ong tạo nên hiệu ứng thị giác tuyệt đẹp. Thoạt nhìn, những tầng đá bazan giống như bước chân của người khổng lồ. Bởi vậy mà nơi đây từng lưu truyền một giai thoại hấp dẫn về một gã khổng lồ Fionn Mac Cumhaill xếp những cột đá thành con đường đi đến tận Scotland để giao đấu với đối thủ của mình - Benandonner.
Giữa đường, Fionn ngủ quên nên Benandonner tới Bắc Ireland để tìm ông. Vợ Fionn thấy đối thủ cao lớn hơn chồng nên nhanh trí lấy chăn quấn quanh người, cải trang ông hành đứa trẻ và nói với Benandonner đó là con trai mình. Thấy đứa trẻ khổng lồ đang nằm ngủ, Benandonner chợt nghĩ cha đứa bé chắc hẳn còn to lớn hơn nên vội quay về Scotland. Trên đường về, Benandonner tìm cách làm hỏng con đường để Fionn không thể tìm thấy mình.
Không chỉ có những
Vào năm 1986, Giant’s Causeway được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
Nằm giữa hòn đảo La Gomera xinh đẹp, Los Órganos là một trong những vách đá bazan tự nhiên ngoạn mục nhất trên quần đảo Canary của Tây Ban Nha. Những khối đá vươn cao 800m và rộng 200m hướng về phía biển trông giống như những thanh đàn ống, chính vì vậy mà vách đá này có tên là “Los Órganos” (tạm dịch: những thanh đàn ống).
Những cột trụ bazan này gần như thẳng đứng, được xếp cạnh, xen kẽ nhau tạo một khung cảnh hùng vĩ bên cạnh sườn dốc của vách đá. Theo các nhà khoa học, những cột đá khổng lồ này chính là kết quả của vụ phun trào núi lửa hoạt động mạnh mẽ đã xảy ra tại khu vực này hàng triệu năm trước.
Sau đó, một lớp nham thạch dày có màu đen đã bao phủ lên hòn đảo. Khi nham thạch nguội đi, chúng kết tinh lại tạo thành những cột đá bazan hình lục giác mà ta thấy như ngày nay. Theo thời gian, sự bào mòn của nước biển khiến cho những khối đá bazan ở đây hiện ra như một bức tranh nghệ thuật thiên nhiên sống động.
Nằm giữa hòn đảo La Gomera xinh đẹp, Los Órganos là một trong những vách đá bazan tự nhiên ngoạn mục nhất trên quần đảo Canary của Tây Ban Nha. Những khối đá vươn cao 800m và rộng 200m hướng về phía biển trông giống như những thanh đàn ống, chính vì vậy mà vách đá này có tên là “Los Órganos” (tạm dịch: những thanh đàn ống).
Những cột trụ bazan này gần như thẳng đứng, được xếp cạnh, xen kẽ nhau tạo một khung cảnh hùng vĩ bên cạnh sườn dốc của vách đá. Theo các nhà khoa học, những cột đá khổng lồ này chính là kết quả của vụ phun trào núi lửa hoạt động mạnh mẽ đã xảy ra tại khu vực này hàng triệu năm trước.
Sau đó, một lớp nham thạch dày có màu đen đã bao phủ lên hòn đảo. Khi nham thạch nguội đi, chúng kết tinh lại tạo thành những cột đá bazan hình lục giác mà ta thấy như ngày nay. Theo thời gian, sự bào mòn của nước biển khiến cho những khối đá bazan ở đây hiện ra như một bức tranh nghệ thuật thiên nhiên sống động.
Ghềnh đá đĩa ở hang động Fingal, Scotland
Fingal là một hang động nằm trên hòn đảo Staffa không người sinh sống ở Scotland. Qua nghiên cứu, hang động Fingal có địa hình không giống bất kì hang động nào khác trên thế giới.
Nó được hình thành hoàn toàn từ những cột đá bazan lục giác, tương tự như trong cấu trúc của Giant's Causeway ở Bắc Ireland. So sánh hai cấu trúc, người ta thấy chúng đều là kết quả của trận phun trào núi lửa diễn ra từ cách đây 50 - 60 triệu năm trước.
Chiều cao của chân cột trụ khoáng chất bazan ở hang động Fingal lộ ra mà người ta đo được là 72m, phần chôn dưới biển có khi lên tới 700m. Bên trong, những cột đá bazan sáu cạnh nối nhau chạy dài suốt lòng hang có chiều cao lên tới 23m và nằm ở độ sâu 82m.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.