Trà Vinh êm đềm
(12:32:58 PM 12/07/2012)
Thắng cảnh ao Bà Om - Ảnh: D.T.H. |
Từ TP.HCM đi Trà Vinh chỉ mất 3 giờ qua đoạn đường 130 km nhờ có quốc lộ 60 qua Mỹ Tho, cầu Rạch Miễu (Tiền Giang - Bến Tre) và bắc Cổ Chiên (so với đi quốc lộ 1 qua Vĩnh Long mất tới 4 giờ với 200 km).
Ao Bà Om mát rượi
Ao Bà Om còn gọi là ao Vuông (vì có hình vuông vức, rộng khoảng 4 ha), nằm ngay cửa ngõ ra vô TP Trà Vinh. Từ lộ cái ngó vô đã thấy hàng cây cao rậm rạp che phủ bóng mát cả một vùng rộng lớn. Theo con đường nhỏ vô ao, khách sẽ bất ngờ vì ao lớn quá, phải gọi là hồ thì đúng hơn. Từ bờ này ngó qua bờ kia muốn mút tầm mắt, đi bộ thì mỏi chân mới giáp chu vi. Nước ao trong leo lẻo và đong đầy quanh năm tạo cảm giác sung túc.
Trên mặt ao có bông sen, bông súng; dưới cá lội tung tăng và tha hồ sinh sôi nảy nở vì có bảng “cấm câu cá”. Khách tới ao dù đang nóng nực cũng cảm thấy mát mẻ. Trẻ nhỏ thì cứ muốn nhảy ùm xuống tắm cho đã. Càng mát mắt hơn khi nhìn xung quanh ao, hàng cây cổ thụ trăm tuổi bao phủ xung quanh như trải bóng dài xuống mặt nước, bốn bề một màu xanh ngát.
Đi dưới hàng cây rợp mát, ngắm gốc cây bự ngộ nghĩnh lòi trên đất, nghe tiếng gió thổi rì rào, khách tưởng như đang đi giữa khu rừng cổ thụ xuống tới một thung lũng hiền hòa giữa chốn thần tiên.
Cổ thụ hàng trăm tuổi rợp bóng mát - Ảnh: D.T.H. |
Du khách đến ao Bà Om chụp hình thiệt đẹp - Ảnh: D.T.H. |
Dạo ao Bà Om xong, khách có thể ghé qua chùa Âng (Angkorajaborey) cổ kính ở kế bên, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của ngôi chùa có tuổi đời hàng trăm năm này. Rồi lại bước qua kế bên, vô Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer để tìm hiểu cuộc sống của hai dân tộc anh em Kinh - Khmer từ thuở xa xưa thời lập quốc.
Thành phố công viên
Nét độc đáo của Trà Vinh là hầu như toàn bộ phố xá đều nép mình dưới bóng cây sao, dầu, me cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Các tuyến đường nội ô, trong khuôn viên cơ quan, trường học, nhà dân… đâu đâu cũng có cây cổ thụ sừng sững che bóng mát. Cây xanh đã đi vào tâm thức người dân nên họ đã đặt tên đường theo tên cây như đường Hàng Me, đường Hàng Sao, đường Cây Dầu Lớn…
Vì nhiều cây xanh cổ thụ nên Trà Vinh còn được mệnh danh là “thành phố công viên” cũng không ngoa. Ban đêm, khách có thói quen đi bộ cứ thả mình theo những con đường ô vuông như bàn cờ, dưới bóng cây cổ thụ sẽ thấy mình như đang đi trong vườn Tao Đàn ở TP.HCM.
Thành phố thường ngủ sớm, mới 9g đêm mà xe cộ đã vắng hoe. Đi bộ một mình cũng hơi… sợ ma. Nhưng đi trên vỉa hè rộng mát, nghe tiếng lá cây lao xao trong gió thổi, hòa với tiếng ve kêu rộn rã đêm hè, khách sẽ thấy cái đầu căng của mình bỗng chốc giãn ra như mới được… xông hơi.
Những con đường rợp bóng cây xanh - Ảnh: A.Chi |
Bình yên Trà Vinh - Ảnh: A.Chi |
Rời nội ô về hướng cầu Long Bình, khách sẽ thích thú đi theo công viên bờ sông ra tận vàm sông cái, gió lúc nào cũng thổi đến mát lạnh.
Cặp bờ sông, khách sẽ tò mò tìm hiểu cuộc sống trên ghe, những gia đình gắn bó cả đời trên sông nước, ngắm nhìn cảnh người mẹ trẻ đùa giỡn với con thơ, tiếng cười nắc nẻ vui như bắp nổ giòn tan trong khoang thuyền; nghe tiếng mấy ông trò chuyện rôm rả trên mui ghe, chuyền tay nhau ly rượu đế, nhấm nháp con khô cá đuối và ngước mặt lên trời nhìn ngắm ánh trăng khuya.
Không khí mát mẻ, nhịp sống êm đềm, cảnh vật nên thơ, sông nước dạt dào, lại thêm đi bộ mỏi chân nên về khách sạn là ai nấy cũng “làm” một giấc ngon lành tới sáng...
Ông Võ Thanh Tuấn, giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Trà Vinh), cho biết ngoài ao Bà Om, chùa Âng, Bảo tàng Văn hóa Khmer… tỉnh đã quy hoạch những tuyến điểm du lịch hấp dẫn khác như: đền thờ Bác Hồ (xã Long Đức), biển Ba Động, khu di tích Cồn Tàu (đường Hồ Chí Minh trên biển - huyện Duyên Hải), cù lao Long Trị, vườn sinh thái Cầu Kè…
Trà Vinh còn có những đặc sản ngon nổi tiếng như: bún nước lèo, bánh tét Trà Cuôn, cá kèo kho gợt, cá khoai nấu ngót, nước mắm rươi, lẩu canh chua bần… |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.