Tìm hiểu tiềm năng du lịch Đà Nẵng
(16:56:49 PM 17/03/2017)(Tin Môi Trường) - “Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi” theo lời bài hát: “Tàu anh qua núi” của nhạc sỹ Phan Lạc Hoa đưa chúng ta về với vùng đất Đà Nẵng thân thương. Đà Nẵng được biết đến là một địa danh thuộc vùng duyên hải Trung Trung bộ. Đà Nẵng nằm ở chính giữa “Khu Năm, dằng dặc khúc ruột miền Trung”, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam và phía Đông giáp Biển Đông.
>> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc >> Hoạt động du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ san hô Hòn Yến >> Thêm dự án đề xuất "lấy" 68ha Vườn Quốc gia Tam Đảo làm du lịch >> Trả lại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường đối với Dự án Khu du lịch đảo Hòn Tằm >> Đưa Di tích Tây Thiên - Tam Đảo thành một trung tâm tín ngưỡng, du lịch văn hóa, lịch sử của quốc gia
Pháo hoa Đà Nẵng
Là một đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng có bao gồm các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ; huyện Hòa Vang và đặc biệt là huyện đảo Hoàng Sa.
Đà Nẵng có diện tích tự nhiên: 1283,4 km2; nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt; nhiệt độ trung bình hàng năm trên 25.00C; lượng mưa trung bình hàng năm 2.500 mm. Đặc biệt Đà Nẵng có rừng Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C. Đà Nẵng sở hữu nền địa hình đa dạng, có cả đồng bằng, trung du, miền núi; chiếm phần lớn diện tích là đồi núi và ở độ cao 700 - 1.500m; là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và phần lớn nằm bên cạnh bờ biển.
Bờ biển Đà Nẵng dài 92 km, có vùng lãnh hải lớn với ngư trường rộng trên 15.000 km2. Nhiều bãi tắm đẹp với cảnh quan kỳ thú, trong đó bãi biển Mỹ Khê - Non Nước được Forbes một tạp chí nổi tiếng của Hoa Kỳ bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.
Đà Nẵng có tỷ lệ rừng che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Rừng có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố này các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
Từ năm 2006 đến 2010 tình hình trên thế giới, khu vực và trong nước đã có những tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch Đà Nẵng nói riêng. Song song với những khó khăn thách thức, ngành du lịch cũng có những điều kiện thuận lợi phát triển. Ban chỉ đạo du lịch từ Trung ương đến địa phương được củng cố và chương trình kích cầu du lịch được Chính phủ tiếp tục đầu tư.
Trên cơ sở thành phô được “mẹ thiên nhiên” ban tặng cho tiềm năng như tìm hiểu ở trên. Trong thời gian qua nghành du lịch Đã Nẵng đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, là hạt nhân mũi nhọn về sự phát triển nền “công nghiệp không khói” của cả nước trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Chỉ tính riêng trong khoảng thời gian 5 năm, tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 22%. Doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân hàng năm đạt 25%. Việc mở các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng ngày càng tăng đã khiến cho khách từ các thị trường như: Nhật Bản, Thái Lan, Pháp, Đức, Úc, Mỹ… đến Đà Nẵng tăng dần.
Ảnh minh hoạ: IE
Thành phố đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình để phục vụ cho dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch. Đến năm 2010, thành phố có 55 dự án đầu tư về du lịch với tổng số vốn đầu tư lên đến 2.835,7 triệu USD. Về cơ sở lưu trú đến năm 2010 thành phố đã có 181 khách sạn với tổng số 6.089 phòng; trong đó có 19 khách sạn từ 3-5 sao với 1.860 phòng.
Hàng loạt sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch phải kể đến đó là: KDL sinh thái bán đảo Sơn Trà, điểm du lịch văn hóa tâm linh chùa Linh Ứng, KDL Bà Nà với hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới cùng các dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí hiện đại… đã thực sự hấp dẫn du khách.
Các hoạt động xúc tiến đã được triển khai có hiệu quả như: Tổ chức roadshow, famtrip, chương trình quảng bá du lịch, tổ chức các chương trình du lịch làm quen dành cho các hãng lữ hành và báo chí đến Đà Nẵng; phát hành cẩm nang du lịch Đà Nẵng, bản đồ du lịch, phim du lịch bằng nhiều thứ tiếng, nâng cấp và liên kết trang web du lịch thành phố với các trang web uy tín trong và ngoài nước…
“Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ, cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và của cả nước.” là mục tiêu tổng quát của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong đó định hướng về phát triển du lịch Đà Nẵng đã được xác định cụ thể: Phát triển du lịch Đà Nẵng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần chuyển dịch theo hướng cơ cấu kinh tế “dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp”. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm 15 - 16%, đến năm 2010 doanh thu ngành du lịch đạt 1.200 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.420 tỷ đồng, năm 2020 đạt 3.890 tỷ đồng. Khách sạn, nhà hàng: phấn đấu tốc độ tăng trưởng thời kỳ đầu 12,3%, thời kỳ sau 13,6%. Tỷ trọng GDP đạt 26,5% năm 2015 và 26% năm 2020.
ĐẶNG THANH - QUỲNH TRANG
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.