Thăm Đại học Nanyang của đảo quốc sư tử
(18:40:29 PM 05/08/2011)
Trường như được bao quanh bởi một khu rừng rộng - Ảnh: Gia Nguyên |
Trong suốt cuộc hành trình, tôi được ở nhờ trong khu ký túc của trường. Chính vì thế, nơi đáng nhớ nhất đối với tôi sau chuyến du lịch bụi không phải là tượng nhân sư Merlion - biểu tượng của Singapore, nhà hát Sầu riêng nổi tiếng hay vịnh Marina hiện đại và tráng lệ mà là ngôi trường Nanyang như ẩn mình bên những cánh rừng xanh mướt.
Cậu bạn đang học ở Nanyang đón chúng tôi ở sân bay Changi, mấy đứa lên tàu điện để về khu ký túc của trường. Cậu cười khi chúng tôi trầm trồ về cảnh quan hiện đại và sạch đẹp của thành phố vốn được mệnh danh là một trong bốn con rồng của châu Á này: “Đây là khu trung tâm, còn trường em ở khu ngoại ô nên cũng hơi khác đấy!”.
Một khu nhà với thiết kế và màu sơn tươi tắn - Ảnh: Gia Nguyên |
Chúng tôi về tới trường Nanyang khi trời đã xẩm tối. Những khu giảng đường và khu ký túc trong khuôn viên đã sáng ánh đèn.
Trường có nhiều khu ký túc cho sinh viên ở, thường gọi tắt là “Hall” và chúng tôi ở nhờ tại một phòng trong Hall của cậu bạn. Khu ký túc xá mà cậu đã bảo “khi đến nếu thấy lụp xụp hơn những chỗ vừa đi qua thì đừng thất vọng nhé!” thật sự là cả ước mơ của tôi thời đại học.
Ký túc được thiết kế hiện đại, trang nhã và mang tính thẩm mỹ cao. Căngtin trong ký túc có rất nhiều gian hàng ăn nhỏ phục vụ các món ăn của nhiều quốc gia: món ăn Nhật, món ăn Trung Quốc, món ăn Tây Âu… Sau chuyến hành trình với thời gian khá dài, bữa ăn với đồ ăn nhanh của MacDonald trở nên ngon miệng hơn bao giờ hết.
Từ xa nhìn lại, ta sẽ thấy hai tòa nhà tạo thành một hình trái tim - đây là khoa nghệ thuật của trường - Ảnh: Gia Nguyên |
Các khu ký túc mang những dáng vẻ khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là kiến trúc rất hài hòa, thanh lịch và tiện lợi. Khi đi bộ qua các Hall, chúng tôi được khá nhiều... mèo hoang chào đón. Các chú mèo béo múp và rất dạn người, tha hồ cù tít chiếc bụng béo mà chúng chỉ hé mắt nhìn rồi lại nằm dài ngủ say sưa.
Ngoài môi trường học tập hiện đại, ấn tượng hơn hết vẫn là khuôn viên trường, nơi cũng gợi cho người ta ấn tượng chung thường thấy về Singapore: xanh và sạch. Và nếu không có những tòa nhà hiện đại, có lẽ tôi sẽ nhầm nơi đây với một khu rừng xinh đẹp mất!
Một khu ký túc xá vào buổi sớm - Ảnh: Gia Nguyên |
Tại bất cứ nơi đâu trong Nanyang đều có thể cảm thấy thiên nhiên ở ngay bên cạnh mình.
Tuy tên gọi là Đại học kỹ thuật Nanyang nhưng nó có rất nhiều khoa đào tạo, đặc biệt là có cả khoa nghệ thuật. Buổi tối đầu tiên tới đây, chúng tôi được cậu bạn dẫn tới khu giảng đường của khoa nghệ thuật để hóng gió trên nóc tòa nhà.
Góc đọc sách trong thư viện - Ảnh: Gia Nguyên |
Quả thật đúng với tên gọi, khu giảng đường của khoa này có kiến trúc vô cùng… nghệ thuật, độc đáo. Tòa nhà thiết kế theo kiểu vòng cung với mái nhà cao lên dần. Người ta trồng cỏ lên nóc khiến tòa nhà giống như một ngọn đồi thoai thoải.
Khuôn viên trường rất rộng và có tuyến xe buýt đưa đón giữa các điểm trong trường nhưng sinh viên ở đây thường đi bộ. Những con đường nhỏ lát gạch sạch sẽ, trên lại có mái che khiến việc đi bộ trở nên thuận tiện hơn trong mùa nắng cũng như mùa mưa ở Singapore.
Khoảng sân bình yên của ký túc - Ảnh: Gia Nguyên |
Ngày đầu tiên, khi tôi vừa bước xuống lòng đường thì một chiếc ôtô phóng tới. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi tài xế cho dừng xe lại, chờ đến khi nhóm chúng tôi sang tới vỉa hè bên kia mới đi tiếp. Cậu bạn tôi giải thích ở đây có luật ôtô phải nhường đường cho người đi bộ.
Dù là luật thì chúng tôi cũng thấy chú tài xế thật dễ thương! Có lẽ họ vốn mang trong mình tính tự giác rất cao: lên các phương tiện công cộng thì tự động quẹt thẻ để trả tiền, vào siêu thị, thư viện không cần gửi đồ, chấp hành đúng luật giao thông dù không có cảnh sát…
Một trong những khu căngtin của trường - Ảnh: Gia Nguyên |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.