Thác nước kêu ở Đơn Dương
(10:54:32 AM 11/09/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Không hùng vĩ như Nam thiên đệ nhất thác Pongour nhưng lại cực kỳ quyến rũ bởi thác nước này ngự giữa một cánh rừng nguyên sinh còn nguyên những nét hoang sơ…
Thác nước nằm trên địa bàn của thôn B’Kăm, xã Lạc Xuân (Đơn Dương, Lâm Đồng), chỉ cách thị trấn Thạnh Mỹ (Đơn Dương) khoảng vài mươi phút chạy xe máy là bạn có thể đắm mình trong làng nước trong vắt, để rồi quên đi những nỗi mệt mỏi lo toan của đời thường. Theo già làng Ya Ba (xã Lạc Xuân), con thác nào cũng tạo nên tiếng kêu ầm ào, nhưng thác này không hiểu rừng núi kiến tạo thế nào mà tiếng thác đổ lại tạo ra tiếng vọng lan tỏa chỉ nghe rì rào… bởi vậy nên gọi là Thác nước kêu.
Khác với những thác nước hùng vĩ đặc trưng của vùng núi Nam Tây Nguyên, Thác nước kêu rất hiền hòa, du khách có thể đi dạo nương theo dòng thác, hay ngồi trên những táng đá giữa dòng tận hưởng cảm giác bình yên thư thái giữa thiên nhiên hoang dã; thưởng thức các món ăn của đồng bào bản địa gốc Tây Nguyên. Món cá suối nướng cuốn với lá rừng ăn kèm ớt suối có vị thơm nồng cay xé đầu lưỡi, rồi vít cần rượu cho đến khi chếnh choáng, bạn mới cảm nhận hết cái tinh túy trong ẩm thực của người Chu Ru. Nếu may mắn, bạn cũng sẽ được thưởng thức thêm món canh cà đắng nấu với da trâu, chẳng phải cao lương mỹ vị gì, nhưng chỉ một lần ăn bạn sẽ nhớ cả đời.
Thác hiện nay vẫn đang là điểm du lịch tự phát. Nhưng nếu muốn có sự trải nghiệm cùng các món ẩm thực và cồng chiêng của của người Chu Ru trong hành trình khám phá Thác nước kêu, du khách vẫn có thể liên hệ với Phòng VH-TT&DL huyện Đơn Dương hoặc bà Ma Bio theo số (063. 2475731 hoặc 0978. 450937) để nhờ tổ chức tour.
Một số hình ảnh tại Thác nước kêu cực kỳ quyến rũ này:
Thác nước hiền hòa, quyến rũ như những cô gái cao nguyên mộc mạc, chân tình
Du khách có thể lội qua những dòng nước trong vắt, mát lạnh.
Thưởng thức rượu cần
Khu vực hạ lưu của con thác cũng là nơi diễn ra các lễ hội nho nhỏ của người Chu Ru
Theo Thụy Trang (Lâm Đồng Online)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.