Tây nguyên tuyệt đẹp đầu mùa mưa
(08:25:45 AM 16/06/2016)
Thác Dray Nur ( Đắk Lắk) tung bọt trắng xóa - Ảnh: TIẾN THÀNH
Mới tháng trước, những ao hồ cạn trơ đáy, giờ đây nước tràn đầy sông suối, cây cối được tưới tắm, khoe màu xanh non.
Mùa mưa đến, những cánh rừng biên giới dọc các huyện Buôn Đôn, Ea Súp (Đắk Lắk) chuyển từ sắc vàng sang sắc xanh mơn mởn. Cỏ cây tươi tốt, đàn trâu bò, voi nhà thảnh thơi ăn uống.
Mùa mưa cũng là mùa lên rẫy trỉa bắp, mùa người Êđê đặt bẫy bắt chim kơtia, loài chim có bộ lông sặc sỡ, thường kéo về thành đàn cắn phá mùa màng. Bởi thế, đi dọc quốc lộ 14 đoạn qua xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’Gar (Đắk Lắk) những ngày này, du khách sẽ dễ thấy những chú chim kơtia bắt mắt được bày bán với giá bình dân.
Mùa mưa cũng là mùa thác đổ. Những con thác nổi tiếng tại Đắk Lắk, Đắk Nông như gọi mời du khách khám phá, nào là Dray Sáp, Dray Nur, Gia Long, Thủy Tiên… ngày đêm chảy ầm ào, bắn hàng tỉ bọt nước trắng xóa…
Mùa mưa, đất trời, cây cối và con người Tây nguyên như tươi mới, khiến bao du khách ngẩn ngơ trên cao nguyên hoang vu.
Mùa mưa đến, cây cối thêm xanh tươi. Trong ảnh: Một bãi cỏ lau ven quốc lộ 14 (nay là đường Hồ Chí Minh) đoạn qua địa phận huyện Krông Búk, Đắk Lắk - Ảnh: TIẾN THÀNH
Cơn mưa đổ xuống cánh đồng lúa ở huyện Krông Bông, Đắk Lắk - Ảnh: TIẾN THÀNH
Con đường đất đỏ sau trận mưa tại xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, Đắk Lắk - Ảnh: TIẾN THÀNH
Một nếp nhà dài của người Êđê nổi bật trên bãi cỏ xanh rì ven quốc lộ 26 đoạn qua huyện M’đrắk - Ảnh: TIẾN THÀNH
Lùa bò về trên bờ đập của huyện Krông Bông (Đắk Lắk) trong chiều mưa - Ảnh: TIẾN THÀNH
Những người nông dân huyện Lắk nghỉ ngơi sau trận mưa - Ảnh: TIẾN THÀNH
Những ngôi nhà nổi trên một con suối đầy nước thuộc xã Nam Ka, huyện Lắk trong rang chiều - Ảnh: TIẾN THÀNH
Một con voi nhà ăn cây cỏ tại xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) - Ảnh: TIẾN THÀNH
Mùa mưa đến cũng là mùa người Êđê săn bắt và bày bán chim kơtia (vẹt) dọc quốc lộ 14 đoạn qua xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) - Ảnh: TIẾN THÀNH
Sau cơn mưa là hoàng hôn đỏ rực góc trời TP.Buôn Ma Thuột - Ảnh:TIẾN THÀNH
Hai người đàn bà Êđê cầm tẩu thuốc, gùi rau trên quốc lộ 27 đi Đà Lạt sau chiều mưa - Ảnh: TIẾN THÀNH
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.