Sống gần suối Cải, khổ vì lụt
(19:43:48 PM 02/07/2011)Bà Huệ, ấp Bảo Vinh B xã Bảo Vinh (TX. Long Khánh) lo lắng năm nay mưa nhiều sẽ gây ngập lụt nhiều hơn. Ảnh: HG |
Những năm gần đây, tốc độ xây dựng nhà cửa ở các phường, xã tăng nhanh, khiến mùa mưa nước từ các khu dân cư đổ dồn ra suối. Suối Cải vì thế trở lên quá tải, không thể gánh nổi lượng nước từ hai bên dồn xuống mỗi khi có mưa lớn. Cộng thêm một số người dân ở vùng đầu nguồn thiếu ý thức, thường xuyên vứt rác xuống suối nên mỗi khi mưa lớn, dòng chảy bị tắc nghẽn, nước thoát không kịp. Hậu quả là nhiều hộ dân sống gần cầu suối Cải thuộc ấp Bảo Vinh B của xã Bảo Vinh phải gánh chịu cảnh ngập sâu cả mét nước mỗi khi có mưa lớn và giao thông bị tê liệt trong nhiều giờ.
* Sống chung với lụt
Riêng từ đầu năm 2011 đến nay, những hộ dân ở gần khu vực cầu suối Cải đã phải chịu cảnh ngập lụt đến 3 lần. Nhiều bà con tỏ ra lo lắng vì năm nay, theo dự báo mưa lớn sẽ nhiều hơn những năm trước. Bà Đinh Thị Huệ ở tổ 20 ấp Bảo Vinh B, xã Bảo Vinh, than: “Cứ vào mùa mưa là gia đình tôi thấp thỏm không yên. Hôm nào thời tiết xấu là ban đêm cả nhà mất ngủ vì sợ mưa lớn, nước dâng lên là trở tay không kịp. Đã có lần mưa lớn, nước lên nhanh đã cuốn phăng hết vật dụng trong nhà làm”. Ông Phan Văn Quýnh, tổ 19 ấp Bảo Vinh B, xã Bảo Vinh, kể: “Mấy năm nay, chỉ cần một cơn mưa lớn là cả khu vực ngập sâu trong nước từ 0,5-1,2m. Do thường xuyên bị ngập úng nên nhà cửa, vật dụng trong nhà bị hư hỏng hết. Khổ nhất là mấy đứa trẻ con, mỗi lần ngập lụt nguồn nước bị ô nhiễm, chúng thường bị bệnh đường ruột”. Bà Nguyễn Thị Lanh gần suối Cải, ấp Bảo Vinh B, xã Bảo Vinh tỏ ra bức xúc: “Mùa mưa năm trước, tôi bị bệnh phải phẫu thuật, đang trong thời gian nằm nhà dưỡng bệnh thì gặp mưa lớn, nước tràn vào nhà như thác. May mà thấy mưa lớn, mấy đứa con về kịp nên tôi thoát nạn”.
Ông Quýnh, ấp Bảo Vinh B xã Bảo Vinh (TX. Long Khánh) xây tường tại cửa ra vào nhằm cản nước, rác trôi vào nhà khi mưa lớn. Ảnh: HG |
Không chỉ người dân sống gần cầu suối Cải ở ấp Bảo Vinh B chịu cảnh ngập lụt khi mưa lớn, nhiều người dân trong xã cũng chịu chung cảnh ngộ. Con đường qua cầu suối Cải là trục đường chính ra thị xã, khi mưa lớn cả đoạn đường ngập sâu trong nước từ 0,5-1,2m làm giao thông tê liệt hoàn toàn và người dân trong ấp muốn ra thị xã phải đi đường vòng xa thêm vài cây số.
* Mòn mỏi đợi
Từ nhiều năm nay, người dân ấp Bảo Vinh B, xã Bảo Vinh (TX. Long Khánh) mong muốn được nạo vét mở rộng suối Cải để thông thoáng dòng chảy, giúp bà con thoát khỏi cảnh ngập lụt trong mùa mưa và đi lại được dễ dàng. Theo các hộ dân ở gần cầu suối Cải, 4 năm nay, lần nào tiếp xúc cử tri người dân cũng kiến nghị việc ngập lụt ở đây, nhưng đợi mãi dự án vẫn chưa thực hiện.
Do gấp khúc, rác đổ về nhiều đoạn suối gần cầu trong mùa mưa, thường gây ngập trong nhiều giờ. |
Ông Nguyễn Hữu Minh, Phó chủ tịch UBND xã Bảo Vinh, cho biết: “Đoạn suối Cải ở gần cầu thuộc ấp Bảo Vinh B bị gấp khúc nên mỗi khi mưa lớn, nước thoát không kịp, dâng lên ngập hết nhà dân gần cầu và con đường huyết mạch của ấp. Ngập lụt ngoài ảnh hưởng người dân sống gần đó còn làm cản trở giao thông của hàng ngàn người qua lại. Do đó, nhiều năm nay xã đề nghị thị xã cho nạo vét, điều chỉnh và mở rộng dòng chảy để khắc phục ngập lụt, song vẫn chưa được thực hiện”.
Được biết, sắp tới đây, dự án khu dân cư Bảo Vinh ở gần cầu suối Cải hoàn thành, vài trăm hộ dân của thị xã sẽ về đây sinh sống và nhu cầu qua lại con đường này tăng lên rất nhiều. Vì vậy, nếu suối Cải không được tiến hành nạo vét sớm, thì nguy cơ ngập lụt sẽ lớn hơn rất nhiều so với những năm trước.
Hương Giang/ Báo Đồng Nai
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.