»

Thứ bảy, 23/11/2024, 01:34:10 AM (GMT+7)

Sơn Đoòng được vào danh sách chưa được khám phá trên báo Mỹ Tin ảnh

(17:11:03 PM 21/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Mới đây, tạp chí Mental Floss (Mỹ) xếp hang Sơn Đoòng vào danh sách những điểm đến chưa được khám phá trên trái đất cùng Greenland và đảo North Sentinel, Ấn Độ.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Hang Sơn Đoòng, Việt Nam

Sơn Đoòng là hang lớn nhất thế giới, chứa cả một con sông và cánh rừng già. Đoàn thám hiểm đầu tiên thuộc Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh do Howard Limbert dẫn đầu đã khám phá thế giới ngầm này từ lâu nhưng nay Sơn Đoòng mới được công chúng biết đến rộng rãi.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Vale Do Javari, Brazil

Quê hương của hơn 14 bộ lạc ở Amazon này là một trong những nơi bị cô lập nhất trên thế giới. Ước tính  khoảng 2.000 người dân bản địa sống tự chủ trên vùng đất rộng lớn hơn cả nước Áo mà không phụ thuộc vào chính phủ Brazil. Tuy nhiên, họ lại được một cơ quan liên bang bảo vệ nhằm ngăn chặn người ngoài xâm nhập vào lãnh thổ.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Bắc Patagonia, Chile Bắc

Patagonia là một trong những thắng cảnh hoang dã của Chile với rừng mưa ôn đới, sông băng, vịnh hẹp và suối nước nóng. Khu vực này có dân cư thưa thớt nhất đất nước và chỉ có thể tiếp cận bằng đường cao tốc kể từ thập niên 80. Bắc Patagonia có những khối băng thuộc hàng lớn nhất nằm ngoài vùng Cực.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Kamchatka, Nga

Bán đảo phía đông của Nga là nơi có nhiều ngọn núi lửa nhất trên thế giới còn đang hoạt động với số lượng hơn 300. Trong đó, một ngọn núi lửa phun trào liên tục từ năm 1996. Nơi đây có sự đa dạng về chủng loại cá hồi và là môi trường cư trú nhiều nhất của loài gấu nâu trên thế giới.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Rãnh New Hebrides, Thái Bình Dương

Nằm ngoài khơi bờ biển phía đông Australia, rãnh ngầm dưới đáy biển Nam Thái Bình Dương New Hebrides chưa được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ cho đến cuối năm 2013. Khi những nhà nghiên cứu Anh và New Zealand gửi robot len lỏi vào các khe nứt dưới đáy đại dương ở độ sâu 7 km, họ đã phát hiện những loài tôm, cá chình rất khác lạ so với các rãnh sâu khác.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Khu phức hợp rừng phía bắc, Myanmar

Những cánh rừng cận nhiệt đới nằm trên sườn dốc trải dài ở phía đông dãy Himalaya hầu như chưa được khai phá bởi bàn tay con người. Bên trong những khu rừng già bang Kachin ở Myanmar là khu bảo tồn loài hổ lớn nhất thế giới. Nơi đây cũng là nhà của gấu trúc đỏ và vượn.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Vườn Quốc Gia Tsingy de Bemaraha, Madagascar

Vườn quốc gia rộng 600 dặm vuông (1.553 km2) bao gồm công viên hoang dã và khu bảo tồn, nằm trên rìa phía tây Madagascar. Một mê cung các tảng đá vôi hình kim lởm chởm được hình thành bởi sự bào mòn qua hàng triệu năm. Vùng đất này có nhiều loài động thực vật đặc trưng rất khác biệt, thậm chí nhiều loài còn chưa được phát hiện.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Nam Namibia

Namib, nằm phía nam Namibia, là sa mạc lâu đời nhất trên thế giới và một trong những vùng đất khô hạn, ít dân cư. Những cồn cát chiếm phần lớn diện tích phía nam của sa mạc khắc nghiệt Namib, nơi mà chỉ có vài con đường lát đá.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Star Moutains, Papua New Guinea

Star Moutains là những dãy núi xa xôi nằm ở phía tây Papua New Guinea. Một cuộc khảo sát sinh học ở khu vực này gần đây phát hiện 1.109 loài động thực vật, trong số đó có 100 loài mới.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Sakha, Liên bang Nga

Sakha hay còn được gọi là Yakutia, chiếm 1/5 diện tích của Nga, bằng lãnh thổ của Ấn Độ, nơi mà phần lớn diện tích nằm trong vùng Bắc Cực. Khí hậu ở đây rất khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình trong tháng một là -43 độ C và hầu hết vùng đất rộng lớn này đều bị phủ băng tuyết. Nơi đây thích hợp cho sự phát triển của địa y và rêu, tạo môi trường sinh sống thuận lợi của loài tuần lộc. Dù việc khai thác mỏ có phần tác động nghiêm trọng đến vùng hoang dã còn nguyên sơ, nhưng nhiều nơi vẫn chưa được khai phá như đồng bằng sông Lena.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Greenland

Mặc dù những người Viking đã đặt chân đến Greenland cách đây khoảng 1.000 năm, ngày nay, khu vực phía bắc vẫn đang được khám phá. Sáu hòn đảo mới và hoang sơ được phát hiện ngoài khơi vào năm 1999 và nhiều khu vực đất liền vẫn không có cư dân sinh sống. Khoảng 80% hòn đảo được bao phủ bởi băng tuyết.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Núi Namuli, Mozambique

Namuli, có đỉnh cao gần 2.438 m, là ngọn núi lớn nhất trong số các dãy núi đã phát triển trên một hòn đảo tách biệt. Năm ngoái, một nhóm nhà leo núi và sinh vật học đã cùng nhau vượt qua những dãy núi đá để thực hiện chuyến khám phá, thám hiểm vùng đất còn nguyên sơ này.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Vườn quốc gia Fiordland, New Zealand

Đây là vườn quốc gia lớn nhất New Zealand, hình thành từ những sông băng và chứa đựng nhiều loại đá cổ nhất đất nước. Vùng hoang dã rộng lớn ở đây là nơi cư trú của nhiều loài động vật như chim takahe và vẹt kakapo.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Cape Melville, Australia

Cách thành phố Brisbane khoảng 1.440 km, Cape Melville là một mũi đất nằm ngoài khơi phía đông bán đảo Cape York. Nơi đây bị ngăn cách bởi những tảng đá granit chất chồng lên nhau cao hàng trăm mét và có môi trường rừng mưa nhiệt đới hoàn toàn khác biệt. Cape Melville hầu như không thể tiếp cận bằng trực thăng và năm 2013, các nhà khoa học đã phát hiện ba loài động vật mới trong khu vực này.

 

Sơn[-]Đoòng[-]được[-]vào[-]danh[-]sách[-]chưa[-]được[-]khám[-]phá[-]trên[-]báo[-]Mỹ

Đảo North Sentinel, Ấn Độ

Nằm giữa vịnh Bengal, ngoài khơi phía nam Myanmar, đảo North Sentinel thuộc Ấn Độ, tuy nhiên nó gần như bị cô lập khi có rất ít người bên ngoài liên lạc với cư dân bản địa. Với diện tích khoảng 4,8 km, đảo chỉ có khoảng 50 – 300 người sinh sống, thường có hành động mang tính thù địch với người bên ngoài nhằm bảo vệ vùng đất của họ.

 

Mental Floss là tạp chí chuyên về tin tức và các sự kiện ngạc nhiên, thú vị trên thế giới, xuất bản từ năm 2001, trụ sở tại Birmingham, Alabama, Mỹ. Mỗi số, tạp chí phát hành 160.000 bản, trang web thu hút gần 10 triệu người sử dụng mỗi tháng.

 

Theo Mental Floss
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sơn Đoòng được vào danh sách chưa được khám phá trên báo Mỹ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tin Môi Trường
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI