Papua, thiên đàng bị lãng quên
(08:58:27 AM 17/07/2011)Nhưng giờ đây, hòn đảo rộng lớn ở khu vực tây nam Thái Bình Dương, trên nửa phía đông đảo New Guinea này đang trở thành điểm đến của nhiều du khách thập phương muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ của một thiên đàng bị lãng quên.
Lễ hội trên biển Hiri Moale là một nét văn hóa độc đáo ở Papua - Ảnh: archaeolink.com |
Sarah Gabel, một nữ du khách 29 tuổi người Mỹ, cho biết cô "đã nhanh chóng bị hút hồn bởi các cư dân bản địa sống hài hòa với thiên nhiên" khi lần đầu tiên đặt chân tới thiên đường bị lãng quên này.
Đến với Papua, du khách sẽ làm quen với bộ tộc Dani ở vùng thung lũng Baliem, một cộng đồng dân tộc sống cách biệt giữa các ngọn núi cao từ nhiều đời. Và để có những hành trình mới lạ này, thông thường họ sẽ phải trải qua một tuần vất vả khi đi xuyên qua những ngọn thác, ngủ trong những túp lều và gặp gỡ những người dân săn heo rừng bằng cung tên.
Một thác nước hùng vĩ và hoang sơ ở Papua - Ảnh: The World Factbook |
Nhiều du khách sẳn sàng qua đêm trong những túp lều - Ảnh: theparadisplaces |
Lễ hội của người dân bản địa ở Papua - Ảnh: archaeolink.com |
Theo Iwanta Perangin-Angin, Công ty Papua Adventure, đơn vị chuyên thực hiện các chuyến lưu trú du lịch tại thung lũng Baliem, những chuyến du lịch tìm hiểu văn hóa cộng đồng thổ dân được xem là mục tiêu hàng đầu của ngành du lịch ở New Guinea, hòn đảo lớn nhất châu Á và là nơi sinh sống của cả ngàn bộ lạc trải đều giữa Papua New Guinea độc lập ở phía đông và Papua thuộc Indonesia ở phía tây.
Các du khách chủ yếu là người châu Âu hay người Mỹ thường không tìm kiếm sự tiện nghi mà chỉ muốn khám phá những điều lạ lẫm chưa hề biết đến và tính xác thực của sự vật trong hành trình của mình. Vì vậy, với vốn đa dạng sinh học đặc biệt, Papua đã quyến rũ những người yêu thích thiên nhiên hoang sơ, được đắm chìm trong khu rừng già đầy tiếng chim hót, nhìn tận mắt loài vẹt to lông trắng phớt hồng có mào dựng đứng...
Với những người thích bơi lặn, họ sẽ được mãn nhãn trước những rạn san hô tuyệt mỹ ở đảo Raja Ampat... Bên cạnh đó, những lễ hội truyền thống của người dân bản địa cũng là một điểm nhấn của ngành du lịch tại đây.
Một đảo nhỏ chưa có tên ở Papua - Ảnh: theparadisplaces |
Sinh vật biển ở Papua - Ảnh: Asia |
Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan như cơ sở hạ tầng giao thông còn trắc trở, xa xôi, giá cả đắt đỏ, đòi hỏi khách du lịch phải có sức khỏe tốt để có thể trèo đèo lội suối cũng như còn một số tổ chức ly khai hoạt động, đặt biệt tại khu vực thuộc quyền Indonesia, nên Papua New Guinea chỉ mới đón hơn vài ngàn lượt khách/năm.
Nhưng theo giáo sư Azril Azahari, thuộc cơ quan du lịch Trisakti ở Jakarta, chính quyền sẽ tìm cách khắc phục tình trạng này trong thời gian tới nhằm giúp Papua không còn là một thiên đường bị lãng quên...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.