Những cơn sóng ngập rác tại vùng biển Indonesia
(13:51:55 PM 16/08/2013)Zak Noyle, một nghệ sĩ nhiếp ảnh đã chụp được những cảnh tượng mà anh nhìn thấy khi chơi lướt sóng trong chuyến du lịch tới đảo Java, Indonesia. Vùng biển ở đảo Java vốn nổi tiếng sạch sẽ, hoang sơ, với những đợt sóng cao lý tưởng cho những ai thích trò lướt sóng mạo hiểm, nhưng nay, những cơn sóng đó chỉ cuộn lên toàn rác bẩn.
Zak Noyle đã chụp hình một người bạn của mình, Dede Surinaya, khi hai người đang chơi lướt sóng tại vùng biển này và phát hiện ra rất nhiều rác lẫn trong dòng nước. Java là một trong những hòn đảo có đông dân cư nhất trên thế giới, vùng vịnh này cách xa các vùng dân cư khác hàng dặm, và rác thải đã được các dòng nước mạnh cuốn tới đây, đồng thời cũng do dân cư địa phương và khách du lịch thải ra. Lượng rác thải này đã làm ô nhiễm dòng nước biển, vốn dĩ vô cùng trong xanh nơi đây.
Noyle chia sẻ, khi lướt sóng tại đây, anh liên tục thấy những vỏ mỳ ăn liền trôi nổi xung quanh mình. “Thật là điên rồ, khủng khiếp. Tôi cứ nghĩ rằng tôi sẽ thấy một xác người trôi nổi trong dòng nước đó”, Noyle phát biểu trên kênh GrindTV.
Không chỉ có rác thải từ nhựa, vỏ bao nilon, còn rất nhiều loại rác thải khác, với kích thước lớn, như khúc gỗ cây, trôi nổi trong dòng nước.
Indonesia là một đất nước, với tổng số hơn 17.000 hòn đảo, hiện nay đất nước này đang đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường nước trầm trọng do rác thải. Ở một số vùng trung tâm dân cư, thâm chí không hề có trang bị cơ sở vật chất để chứa rác, dẫn đến việc những người dân địa phương thải rác trực tiếp ra đường phố, bờ sông, và những rác thải này tất yếu trôi ra biển làm ô nhiễm dòng nước.
Thông thường, người dân Indonesia thường lựa chọn cách đốt rác để phân huỷ lượng chất thải khổng lồ này. Cách phân huỷ rác này rất gây độc hại cho môi trường, bởi nó thải một lượng lớn hoá chất độc hại ra không khí, đất và nước, và rất có thể các chất này sẽ ngấm vào thực phẩm. Người dân Indonesia cũng rất ít được nhắc nhở và cảnh báo về những vấn đề rác thải.
Nạn ô nhiễm rác thải trầm trọng này cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế du lịch của Indonesia. Mark Lukach, một tác giả trên trang The Inertia – một trang web chuyên về lướt sóng bãi biển – kể lại lần đầu tiên anh tới du lịch tại đảo Lombok, Indonesia: “Những tưởng tượng đẹp đẽ từ hồi nhỏ của tôi, đã hoàn toàn tan vỡ một cách đáng thất vọng. Tôi không thể tin nổi vào mắt mình. Rác rưởi nối thành từng hàng, theo một trật tự rất… lộn xộn”.
Nếu chính phủ cũng như người dân Indonesia, tiếp tục làm ngơ về vấn nạn rác thải này, thì có lẽ không chỉ Mark Lukach, nhiếp ảnh gia Zak Noyle, mà còn rất nhiều du khách khác sẽ phải “vỡ mộng” về những bãi biển xinh đẹp tại Indonesia.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.