Ngày hè ở trằm Trà Lộc
(08:52:55 AM 17/07/2011)
Sen kín một vùng hồ - Ảnh: Quang Dương |
Từ thành cổ Quảng Trị đi về Trà Lộc có hai ngả, hoặc theo quốc lộ 1 chừng một đoạn rẽ trái qua cánh rừng tràm hoa vàng bạt ngàn, hoặc đi băng qua kênh thủy lợi nằm cuối thị xã. Cách đây vài năm, huyện Hải Lăng đã làm đường nhựa từ quốc lộ vào tận khu du lịch, hai bên đường là rừng, không một bóng nhà, chỉ có tiếng gió ào ạt thổi trên cát.
Nhiều người bảo khu du lịch trằm Trà Lộc chưa được đầu tư đúng mức, còn thiếu nhiều dịch vụ và những thứ khác để có thể trở thành một địa chỉ hấp dẫn. Song lại có nhiều người bảo hãy giữ vẻ đẹp nguyên sơ của trằm như hiện nay, đừng can thiệp thái quá vào thiên nhiên tươi đẹp nơi đây, nơi mọi người có thể tận hưởng không khí thuần khiết, dân dã ngày càng khó tìm.
Quang cảnh trằm Trà Lộc còn hoang sơ - Ảnh: Yên Mã Sơn |
Hết đường nhựa là đến đường bêtông, từ đây bạt ngàn tràm và tràm chen nhau vươn cao, đan vào nhau như một mái nhà bằng lá cây khiến ánh nắng không thể lọt qua, làm thành một vương quốc của chim muông. Người dân địa phương cho biết dù khu du lịch này không được quản lý chặt chẽ nhưng như tuân thủ một “hương ước làng”, chẳng có ai vào chặt, đốn cây hoặc săn bắn. Hằng năm Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị còn thả vào đây nhiều loại thú, chim, trăn, rắn tịch thu được từ những kẻ buôn lậu lâm sản trên địa bàn.
Giữa cánh rừng nguyên sinh gần 100ha nằm giữa mênh mông cát trắng là hồ Trà Lộc rộng khoảng 10ha, trong hồ có rất nhiều cá. Tương truyền ngày trước làng Hải Xuân có một lễ hội diễn ra trên mặt hồ, được tổ chức sau vụ lúa đông xuân, gọi là hội “Phá Trằm”. Khi đó người dân trong làng chia thành từng đội mang dụng cụ đánh bắt cá đứng quanh bờ, sau phát súng lệnh các đội nhảy xuống hồ bắt cá, ai bắt được con to phải hô lớn để mọi người cùng nhìn nhằm tăng thêm sự hào hứng.
Chỗ nghỉ chân, thưởng thức món ngon là những mái nhà sàn - Ảnh: Yân Mã Sơn |
Ngày nay hội “Phá Trằm” không còn nữa, trằm Trà Lộc là chốn bình yên của du khách với những bãi cỏ xanh ra tận mép hồ, những ngôi nhà đơn sơ mái tranh, tre, không bàn ghế, khách ngồi trên sàn nhà đón những ngọn gió mát rượi từ hồ thổi vào. Có một chiếc cầu dẫn ra lồng cá nằm ngoài mặt hồ, nơi chủ quán vớt lên đủ loại cá, khách chọn con vừa ý để nhà bếp chế biến các món ăn phong phú, đặc biệt là cháo cá lóc hay cháo vạt giường nổi tiếng của người Hải Lăng, ai đến đây ăn một lần không thể quên. Ngoài ra du khách còn thưởng thức hải sản tươi từ biển Cửa Việt, biển Mỹ Thủy đưa về.
Những con đường bêtông im lặng dưới những tán cây, chiếc cầu bán nguyệt bắc qua con kênh nối hồ và ruộng lúa thơ mộng, hoa súng, hoa sen rực rỡ trên mặt hồ…, khung cảnh quả là lý tưởng cho những đôi uyên ương và khách phương xa đến với Quảng Trị trong những ngày hè oi bức.
Sau khi “trốn nắng” tại trằm Trà Lộc, du khách có thể xuôi về biển Mỹ Thủy cách đó nửa giờ đi ôtô để tận hưởng biển xanh cát trắng.
Trằm là tiếng địa phương cổ, chỉ nơi tích tụ nước từ các trảng cát chạy về, đọng lại thành trằm (giống như bàu). Trằm có khí hậu ẩm quanh năm nên cây cỏ tươi tốt. Nằm cách thị xã Quảng Trị khoảng 7km về phía đông nam, trằm Trà Lộc rộng khoảng 36ha nhưng Tổng cục Du lịch có kế hoạch nâng lên thành khu du lịch sinh thái rộng 100ha.
Trong kháng chiến chống Mỹ, tận dụng địa thế rừng cây chằng chịt, nguồn nước dồi dào của trằm Trà Lộc, nơi đây được xây dựng thành cứ điểm cách mạng. Sau chiến tranh, trằm Trà Lộc được tôn tạo, trồng cây, thả sen, khôi phục hệ sinh thái quanh hồ và trở thành một thắng cảnh hiếm có của Quảng Trị.
Ngoài nhiều món ăn được chế biến từ các loại cá nước ngọt tươi ngon và món cháo vạt giường đã lừng danh, hàng quán ở Trà Lộc còn mời khách đặc sản chắt chắt, một loại hến nhỏ trên dòng sông Ô Lâu, Thạch Hãn, sông Hiếu. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.