Muốn du lịch phát triển bền vững, đừng làm theo kiểu …“đào mỏ”
(16:45:28 PM 24/10/2019)(Tin Môi Trường) - Rất giàu tiềm năng, nhưng sao vẫn cứ nghèo. Thiên nhiên ưu đãi, nhưng không thể cứ khai thác mãi theo kiểu “đào mỏ”. Làm sao để phát triển du lịch bền vững? Câu hỏi này đã được nhiều địa phương tìm ra lời giải đáp.
>> Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội >> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
Giàu tiềm năng, nghèo du lịch
Cáp treo Fansipan
Còn nhớ Sa Pa của những năm trước, dù sở hữu gần trăm khách sạn, nhà nghỉ nhưng chẳng cái nào xếp nổi hạng sao, tự phát mỗi nơi xây một kiểu. Sa Pa vì thế cứ “lặng lẽ” trên bản đồ du lịch Việt Nam. Hạ tầng nghèo nàn, du khách đến đây chỉ quanh quẩn thăm Thác Bạc, Cầu Mây, bản Cát Cát... mua vài ba thứ đồ lặt vặt do “nể tình” dân địa phương chèo kéo. Đỉnh Fansipan chỉ dành cho những ai ưa mạo hiểm và có đủ sức khỏe lang thang trong rừng sâu 2 ngày trời. Bà con dân tộc sống trong điều kiện thiên nhiên - nói như các chuyên gia là giàu tiềm năng phát triển du lịch - nhưng cái nghèo vẫn đeo đẳng. Năm 2013, chỉ có 720.000 lượt du khách đến Sa Pa, doanh thu đạt 576 tỷ đồng.
Cũng là bài học trong việc để người dân làm du lịch tự phát, không có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước, hình ảnh Chùa Hương với những quán hàng bán nhan nhản thịt thú rừng đã khiến du khách quốc tế nhìn chúng ta với ánh mắt lệch lạc. Khách đi du lịch, ai cũng háo hức tận hưởng cái gọi là đặc sản địa phương, mấy ai nghĩ mình đang vô tình góp phần …tàn phá thiên nhiên.
Ra Bắc đảo Phú Quốc 5-7 năm trước, chỉ có gió, tiếng côn trùng kêu, bãi biển hoang sơ và những làng chài cũ nát, hiếm hoi lắm là vài căn nhà nghỉ được xây dựng nhỏ lẻ. Cuộc du ngoạn đến bắc đảo Phú Quốc thường chỉ dành cho dân phượt ưa khám phá. Năm 2013, chỉ có khoảng 380.000 lượt khách đến với Phú Quốc với tổng thu từ du lịch đạt hơn 1.000 tỷ đồng, và vùng bắc đảo chưa đóng góp gì trong số đó.
Vinpearl Phú Quốc
Những cuộc tái sinh trên mảnh đất “cằn” du lịch
Năm 2017, Nghị quyết 08 (NQ08) của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được ban hành. Như một kim chỉ nam cho mọi hoạt động đầu tư, phát triển, kinh doanh du lịch, NQ08 đã vạch rõ, một trong những nhiệm vụ và giải pháp để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn là phải “Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch”, trong đó cần: “Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức hút của du lịch Việt Nam”.
NQ 08 cũng nhấn mạnh giải pháp “Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch”, trong đó đặc biệt cần “Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao tại các địa bàn trọng điểm”.
Thực tế, trước khi Chính phủ ban hành NQ08, một số địa phương đã mạnh dạn xã hội hóa hoạt động đầu tư cho du lịch, nâng cao ý thức người dân trong hành trình phát triển du lịch bền vững. Và những kết quả từ sự mạnh dạn này đã cho thấy, họ đi đúng hướng.
Sa Pa, từ khi có sự góp mặt của nhà đầu tư Sun Group, đã có thêm những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách đến nhiều hơn, chi tiêu nhiều hơn và ở lại lâu hơn như khu du lịch Sun World Fansipan Legend với cáp treo, quần thể du lịch tâm linh trên khu vực đỉnh và nhiều lễ hội giàu bản sắc dân tộc quanh năm diễn ra. Chỉ trong vòng 3 năm từ 2015-2018 số lượng khách du lịch tới Sa Pa đã tăng gấp đôi, lên mức 4,3 triệu du khách/năm và tiếp tục tăng 23,4% mỗi năm.
Tháng 11/2014, công viên giải trí VinPearl Land Phú Quốc của Tập đoàn Vingroup đã chính thức đi vào hoạt động. Tiếp đó, Vinpearl Safari Phú Quốc trên diện tích 380ha, nơi nuôi dưỡng hơn 2.000 cá thể động vật từ khắp các vùng địa sinh học trên thế giới cũng ra mắt. Nhờ có điểm vui chơi này, khách du lịch đến với Phú Quốc đã thoát cảnh chỉ ăn, ngủ và tắm biển, cả khu công viên nước, khu vui chơi trong nhà, khu vui chơi ngoài trời, phố ẩm thực, phố mua sắm luôn rộn ràng bước chân du khách. Vùng cực bắc của đảo ngọc như sống dậy. Tổ hợp vui chơi giải trí của Vingroup đã đóng góp không nhỏ vào tỷ lệ tăng trưởng du lịch từ năm 2015 đến năm 2018 lên tới 141%, trong khi thủ phủ du lịch Đà Nẵng chỉ dừng ở mức 65%. Riêng năm 2018, Phú Quốc đón hơn 4 triệu lượt khách, đạt doanh thu 5.518 tỷ đồng.
Ngay cả một địa phương nhiều năm liền ôm khư khư danh vị “Di sản thiên nhiên thế giới” vịnh Hạ Long như Quảng Ninh cũng đã thay đổi, khi nhận ra rằng, chính cái “tư duy ăn sẵn với ‘nền kinh tế cơ bắp’ dựa nhiều vào nhân công giá rẻ và ‘nền kinh tế đào mỏ’ dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, với tầm nhìn ngắn hạn đã khiến cho các nguồn tài nguyên biển của Việt Nam nhanh chóng cạn kiệt. (TS. Nguyễn Thu Hạnh - Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển Du lịch bền vững (STDe)- theo TN&MT). Năng động trong việc mời gọi các nhà đầu tư, Quảng Ninh đã có những công trình giao thông không - thủy - bộ trọng điểm, đồng bộ mà cả nước chưa có địa phương nào làm được, đã có những khu vui chơi giải trí tầm cỡ khu vực như Sun World Halong Complex… khiến cả một vùng Bãi Cháy trước đó nước biển ô nhiễm, giờ cũng sôi động cả khi không phải mùa cao điểm.
Những con số tăng trưởng của du lịch Quảng Ninh 3 năm qua đủ để cho thấy công cuộc phát triển của Quảng Ninh đã thành công như thế nào. Năm 2015, Quảng Ninh đón hơn 7,7 triệu lượt khách, doanh thu chỉ đạt 6.548 tỷ đồng. Vậy nhưng chỉ trong riêng 8 tháng đầu năm nay, khách du lịch đã đạt 10,5 triệu lượt, đem về doanh thu 20,7 nghìn tỷ đồng, tức là gấp khoảng 3 lần doanh thu của của cả năm 2015.
D.H
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.