Lý do nên tới Mông Cổ một lần trong đời
(12:51:22 PM 28/08/2015)
1. Khám phá sa mạc Gobi: Khác với sa mạc Sahara, sa mạc Gobi ở Mông Cổ thu hút du khách không chỉ bởi khí hậu đặc trưng mà vì đây còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm, như lạc đà hai bước Bactrian, linh dương Gazen đuôi đen, gấu Gobi, báo tuyết. Vùng đất này là nơi lưu giữ nhiều hóa thạch quan trọng, gồm những hang động có từ thời tiền sử, dụng cụ bằng đá có niên đại 100.000 năm. Đây cũng là nơi tìm thấy quả trứng khủng long đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Timothy Allen/Getty Images.
2. Thăm thành phố hiện đại Ulaanbaatar: Nằm cạnh bờ sông Tuul, Ulaanbaatar (hay còn gọi là Ulan Bator) là thủ đô và là thành phố lớn nhất Mông Cổ. Thành phố này từng thay đổi vị trí 28 lần và hiện là trung tâm văn hóa, kinh tế và tài chính của cả nước. Du khách có thể tham quan khu mua sắm sang trọng gần quảng trường Sukhbaatar, chiêm ngưỡng tòa tháp Blue Skype cao nhất nước và nghỉ ngơi tại khách sạn Shangri-La có tới 290 phòng. Ảnh: Stephen Exley/Getty Images.
3. Tu viện Gandan Khiid: Được xây dựng vào năm 1835, tu viện Gandan Khiid (hay còn gọi là tu viện Gandantegchinlen) là một trong những tu viện lớn nhất Mông Cổ. Bên trong tu viện còn lưu giữ một bức tượng Magjid Janraisig (Quán Thế Âm) cao 26m, nặng 20 tấn, được mạ vàng và trang sức, là bản sao của một bức tượng đã bị phá hủy năm 1920. Ảnh: Jenny Jones/Getty Images.
4. Xem thợ săn Kazakhs huấn luyện đại bàng vàng: Người dân Kazakhs sống trên dãy núi Altai quan niệm rằng chim đại bàng có thể xua đuổi những điều xấu xa trong tâm hồn con người. Đây cũng là tộc người duy nhất trên thế giới dùng đại bàng vàng để săn bắt. Bức ảnh trên do nhiếp ảnh gia Asher Svidensky ghi lại khoảnh khắc bé gái Ashol-Pan (khi đó mới 13 tuổi) đang huấn luyện chim đại bàng săn mồi của mình. Ảnh: Asher Svidensky.
5. Ủng Mông Cổ: Ủng Mông Cổ (hay còn gọi là Gutul) là lọai ủng khâu tay truyền thống được làm từ da, có thể chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. Mũi ủng thường hếch lên để tránh hất đất (cát) lên chân và nếu ngã thì các kỵ binh cũng không bị mắc chân lại trên ngựa. Ảnh: Laurie Noble/Getty Images.
6. Dãy núi Khangai: Mọc lên từ những sườn núi thoai thoải trên đồng cỏ, dãy núi Khanghai là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các sông Orkhon, Selenge, Ider, Zavkhan và các hồ Orog và Böön tsagaan. Đỉnh núi cao nhất nơi đây là Otgontenger với độ cao hơn 4.000 mét. Ảnh: Shenzhen Harbour/Getty Images.
7. Nghe cát "hát" ở sa mạc Gobi: Ngày nay, có rất nhiều du khách tìm đến các cồn cát ở sa mạc Gobi chỉ để nghe cát "hát". Khi gió mạnh, tiếng cát như tiếng "gầm" của một con thú; còn khi có làn gió nhẹ, âm thanh đó nghe rất du dương... Lý giải hiện tượng trên, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng có thể có một cung điện cổ dưới những đụn cát Gobi, trong khi người Nga lại nhận định hàm lượng thạch anh trong cát là nguyên nhân giúp cát "hát". Ảnh: Ash Western/Flickr.
8. Polo - Môn thể thao vua: Từ lâu, người Mông Cổ được xem là đã có công truyền bá Polo từ đất nước Ba Tư sang các quốc gia phía Đông, sau đó môn thể thao này mới du nhập vào phương Tây và phát triển mạnh mẽ cho tới bây giờ. Ngày nay các đấu thủ polo trẻ được tập luyện tại thung lũng Orkhon để chuẩn bị cho các giải đấu diễn ra hàng năm. Ảnh: Michel Setboum/Getty Images.
9. Uống rượu arkhi: Rượu arkhi (hay còn gọi là Vodka Shimiin Arkhi) là loại rượu được làm từ sữa bò Tây Tạng lên men, có vị chua và độ cồn khá "nặng". Quá trình làm rượu arkhi rất phức tạp, đòi hỏi người ủ rượu phải có rất nhiều kỹ năng và sử dụng vật liệu thích hợp. Loại rượu này vốn chỉ được ủ bởi người dân sinh sống vùng nông thôn và nếu may mắn, du khách có thể được mời một ly arkhi khi ghé thăm nhà lều (hay còn gọi là ger) của họ. Ảnh: Paul Harris/Getty Images.
10. Xem đấu vật tại lễ hội Naadam: Naadam (tiếng Mông Cổ nghĩa là "trò chơi") là lễ hội lớn nhất của người dân nơi đây, được tổ chức vào tháng Bảy hàng năm với ba môn thể thao chính diễn ra trong ba ngày là: đấu vật, cưỡi ngựa và bắn cung. Khi thi môn đấu vật, hai đối thủ sẽ mặc trang phục quần ngắn bó sát, áo jacket hở, đầu đội mũ nhỏ và mang ủng truyền thống. Ảnh: Thomas L. Kelly/Getty Images.
11. Đua ngựa: Ngoài việc điều khiển ngựa di chuyển khéo léo với tốc độ nhanh, các kỵ sĩ tham gia môn đua ngựa còn phải có kỹ năng bắn cung tốt, nhắm vào những mục tiêu di động (chim đang bay lượn trên trời), hoặc là mục tiêu tĩnh (tấm bia đặt dưới mặt đất). Có tới 1.000 con ngựa đua trên đồng cỏ trong suốt thời gian diễn ra lễ hội Naadam, và những chú ngựa chiến thắng cũng sẽ được tôn vinh bằng các bài hát và thơ ca nói về thành công của chúng. Ảnh: Per-Andre Hoffmann/Robert Harding Picture Library.
12. Hồ Khovsgul: Nằm dưới chân núi Sayan và giáp với khu rừng Taiga bạt ngàn của Siberi, hồ Khovsgul là một trong số 17 hồ cổ đại thế giới. Với người Mông Cổ, đây là địa điểm tâm linh vô cùng thiêng liêng, đem lại cảm hứng cho nhiều pháp sư. Hồ dài 136 km, nằm ở độ cao khoảng 1.645 m so với mực nước biển và có sức chứa lên đến 70% lượng nước ngọt dự trữ của Mông Cổ và chiếm 1% lượng nước dự trữ của thế giới. Ảnh: Tulga Otgonbaatar/Tulga Photos.
13. Cung điện Mùa Đông: Nằm ở rìa phía nam thủ đô Ulaanbaatar, cung điện Mùa Đông là cung điện duy nhất còn sót lại của các vị vua chúa Mông Cổ thời xưa. Vào sâu bên trong cung điện, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các loại vũ khí, trang phục của nhiều tầng lớp trong đế chế Mông Cổ xưa, cũng như những vật trang trí được làm từ len, da, lông thú, với những chi tiết chạm khắc, vẽ tay tỉ mỉ, và vô cùng tinh xảo. Ảnh: Jane Sweeney/Getty Images.
14. Đài tưởng niệm Zaisan: Đài tưởng niệm Zaisan được dựng trên đỉnh một ngọn đồi phía nam thành phố Ulaanbataar từ thời Liên Xô cũ để tưởng nhớ các chiến sĩ Mông Cổ đã hy sinh trong Thế chiến thứ II. Những bức tranh đầy màu sắc trên tường đài chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, như ghi lại những sự kiện đặc biệt diễn ra trong thành phố vào từng thời điểm. Ảnh: Tuul và Bruno Morandi/Getty Images.
15. Khu tưởng niệm Thành Cát Tư Hãn: Khu phức hợp tưởng niệm Thành Cát Tư Hãn nằm trên thảo nguyên cách thủ đô Ulaanbaatar khoảng 54km về phía đông, với điểm nhấn là bức tượng vị hoàng đế vĩ đại của người Mông Cổ đang xung trận trên lưng ngựa. Người ta đã dùng đến 250 tấn thép không gỉ để dựng lên bức tượng khổng lồ cao 40m trên bệ đỡ cao 10m được nâng đỡ bằng 36 trụ cột tượng trưng cho 36 vị đại hãn kế tục vương triều của Thành Cát Tư Hãn. Ảnh: Tuul và Bruno Morandi/Getty Images.
16. Khu nhà lều Three Camel Lodge: Tọa lạc gần ngôi làng của Dalanzadgad ở phía Nam tỉnh Gobi và Bulgan, khu nhà lều Three Camel Lodge được mệnh danh là "khách sạn 5 sao" nơi đây với gần 50 lều được làm theo kiểu truyền thống, sử dụng bếp lò sưởi bằng gỗ, và trang bị phòng tắm tiện nghi. Ngoài ra, nhà hàng Buagtai ở đây còn phục vụ các món ăn địa phương để du khách có thể trải nghiệm các món ăn của người dân Mông Cổ, và có cả thực đơn quốc tế dành cho những ai không quen với ẩm thực nơi đây. Ảnh: Bloomberg.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.