Lên Sa Pa ngắm tuyết rơi: Đi sao cho an toàn ?
(15:52:50 PM 16/12/2013)Tuyết rơi trên đèo Ô Quy Hồ (ảnh: Khánh Vân)
Không nên đi xe máy
Theo anh Nguyễn Việt Cường, admin của một diễn đàn phượt, sau khi có tin tuyết phủ dày đặc ở Sa Pa, hàng loạt phượt thủ đã tạo topic mới trên diễn đàn phuot.vn lẫn các fanpage Facebook rủ nhau tổ chức tour tốc hành lên Sa Pa.
“Hầu hết đều đi ô tô hoặc xe khách chứ ít ai đi xe máy vì trời lạnh và đường cũng khó đi, khuất tầm nhìn”, anh Cường cho biết.
Theo anh Nguyễn Việt Cường, admin của diễn đàn , sau khi có tin tuyết phủ dày đặc ở Sa Pa, hàng loạt phượt thủ đã tạo topic mới trên diễn đàn lẫn các fanpage Facebook rủ nhau tổ chức tour tốc hành lên Sa Pa. “Hầu hết đều đi ô tô hoặc xe khách chứ ít ai đi xe máy vì trời lạnh và đường cũng khó đi, khuất tầm nhìn”, anh Cường cho biết.
Tuyết dày đặc đường lên Thác Bạc tại thị trấn Sa Pa - Ảnh: Ngọc Bích
Theo anh Cường, hiện tượng tuyết rơi ở Sa Pa hôm 15.12 có vẻ diễn ra sớm hơn so với mọi năm. Điều kỳ lạ là lúc này Sa Pa chưa lạnh lắm nhưng tuyết lại rơi khá dày.
”Giữa thời tiết như vậy thì tôi nghĩ tốt nhất là không nên đi xe máy lên Sa Pa vì trời rất lạnh và đường trơn trượt cực kỳ nguy hiểm”, anh Cường lưu ý.
Khách du lịch không nên đứng sát mép vực nghịch tuyết và chụp ảnh - Ảnh: Nam Hồng
Cũng theo anh Cường, dân phượt khi đã lên tới Sa Pa, trong lúc đi bộ đây đó để chụp ảnh, cần chú ý không nên đi sát mép vực vì phòng trường hợp băng tuyết có thể đang tan dần và rất trơn trượt, dễ làm mất thăng bằng dẫn đến các tình huống nguy hiểm.
Lấy tim đường mà chạy
Trao đổi với phóng viên, ông Lý Việt Cường, Giám đốc Công ty du lịch Nam Phương, người từng tổ chức nhiều chương trình caravan thành công và an toàn, chia sẻ rằng giữa trời tuyết rơi dày thế này, nguyên tắc bất di bất dịch là người lái xe luôn phải làm chủ tốc độ và tầm nhìn, kể cả xe hơi lẫn xe máy.
”Khi hạn chế tầm nhìn, cần giảm tốc độ ngay, vì đường trên Sa Pa quanh co, đèo dốc rất nhiều. Đặc biệt là nên cho xe chạy gần giữa tim đường. Điều này là rất cần đối với cung đường tây bắc. Lý do là khu vực này hay có hiện tượng xe băng ngang đường bất ngờ, đặc biệt là khi có tình huống đột ngột xảy ra, nếu đi sát mép vực thì rất khó xử lý”, ông Cường nói.
Cũng theo ông Cường, khi lái xe đã thấm mệt thì không nên cố chạy tiếp mà phải dừng lại để nghỉ ngơi. Đối với xe gắn máy, tránh tình trạng đi song song, hàng hai trên đường.
”Ô tô không được phép vượt khi không biết rõ đường phía trước do khuất tầm nhìn. Khi đã tới Sa Pa thì dân phượt nên theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên để biết diễn tiến nhằm tính trước lộ trình, nếu thấy thời tiết không ổn thì tìm phương tiện phù hợp, mà theo tôi thì không nên đi xe máy”, ông Cường chia sẻ.
Nên tránh đi vào sáng sớm
Tuyết rơi dày khiến việc đi lại bằng ô tô, xe máy khó khăn - Ảnh: Lý A Sáng
Anh Nguyễn Tiến Dũng, thành viên diễn đàn caravanvn và có nhiều kinh nghiệm phượt bằng xe hơi, cho biết hiện ở Việt Nam không có lốp xe hơi dành riêng cho thời tiết mùa đông nên xe ở Việt Nam chạy trên đường băng tuyết là rất nguy hiểm nếu chạy nhanh.
"Lốp xe chạy trong mùa đông được thiết kế có nhiều rãnh nhỏ bám đường tốt, thậm chí có đinh kim loại để làm vỡ băng tuyết. Còn xe ở nước mình dùng lốp chạy mùa hè, nên chạy trên đường băng tuyết rất nhiều rủi ro", anh Dũng nói.
Anh Dũng cũng lưu ý các phượt thủ nên lái xe chậm, nếu đi tốc độ càng cao thì khi có tình huống phanh gấp, xe sẽ dễ bị trôi vì lúc đó 4 bánh xe trở thành 4 bánh trượt tuyết.
Cũng theo anh Dũng, khi trời tuyết rơi nhiều quá thì không nên di chuyển. Ban đêm nhiệt độ xuống thấp, tuyết rơi dày, sáng sớm tạo thành lớp băng đá mỏng trên mặt đường, chạy xe cực nguy hiểm, dễ gặp tình trạng trượt bánh xe.
"Do vậy nếu đi Sa Pa thì nên hạn chế đi lúc sáng sớm và ưu tiên đi khi mặt trời lên, tuyết tan và lớp băng trên mặt đường cũng tan. Dân mình không có kỹ năng chạy xe trên tuyết, khả năng xử lý tình huống bất ngờ cũng chưa tốt nên dễ mất lái và xảy ra rủi ro", anh Dũng cho biết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.