Khám phá thành phố cổ bị chôn vùi dưới đáy biển nghìn năm
(10:57:05 AM 08/07/2013)Khoảng 1200 năm trước, thành phố cảng nhộn nhịp Heracleion được trang hoàng bởi các bức tượng khổng lồ về các vị thần Ai Cập, từng là một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất vùng Địa Trung Hải, với vô số các tàu bè chất đầy châu báu cập bến ở cảng nhờ mạng lưới kênh đào rộng lớn.
Tuy nhiên, bất chợt một tai họa nào đó đã nhấn chìm toàn bộ thành phố này xuống đáy biển, nơi mà nó mãi mãi bị lãng quên, và chỉ còn được nhắc đến trong một số tài liệu lịch sử.
Heracleion là cái tên người Hy Lạp đặt cho thành phố cổ đại này. Mặt khác, người Ai Cập gọi nó là Thonis. Chính vì vậy mà đôi khi nó được gọi kép thành Thonis-Heracleion. Cho dù có tên gọi thế nào đi nữa, thành phố này được cho là hình thành vào thế kỉ thứ 8 trước Công Nguyên và đến thứ kỉ thứ 8 sau Công Nguyên nó bỗng nhiên bị mất tích, và không một ai biết chính xác chuyện gì đã xảy ra. Các nhà khoa học đưa ra giả thiết rằng mực nước biển tăng đột ngột, kết hợp với các lớp địa chất sụp đổ đã chôn vùi thành phố cổ đại này.
Tàn tích của thành phố nằm sâu 46m dưới đáy biển ở phía tây cảng Aboukir, cách bờ biển Ai Cập khoảng 6,5km, được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà khảo cổ học, tiến sỹ Franck Goddio, vào năm 2000 khi ông đang tìm kiếm tàu chiến của Pháp bị chìm trong cuộc chiến sông Nile từ thế kỉ 18. Khi tiến sỹ Goddio cùng đồng đội của mình tìm thấy tàn dư của thành phố Heracleion, họ đều rất choáng váng trước những kiến tạo còn rất nguyên vẹn đang bị chôn vùi dưới lớp cát biển.
Sau đó, đội khảo cổ bắt đầu hợp tác với hội đồng cổ vật tối cao của Ai Cập và đại học Oxford để tiến hành khai quật. Tính đến thời điểm hiện tại, rất nhiều tượng đá, đồng xu, đồ trang sức và tàn tích của các cổ vật khác đã được tìm thấy. Tuy nhiên, phần thú vị nhất của khám phá có lẽ là một dãy dài, gồm 64 tàu thuyền có từ khoảng giữa thế kỉ thứ 8 đến thứ kỉ thứ 2 trước Công Nguyên, nằm bên dưới lớp bùn và cát của đáy biển. Rất nhiều tàu thuyền và 700 mỏ neo được tìm thấy vẫn còn trong tình trạng khá tốt.
Theo tiến sĩ Damian Robinson thuộc trung tâm khảo cổ Oxford, các tàu thuyền này không đơn thuần chỉ bị bỏ rơi. Chúng có khả năng là phương tiện để ngăn chặn sự tiếp cận của kẻ thù thông qua đường biển.
Tại khu khảo cổ, hơn 300 cổ vật liên quan đến tôn giáo gồm cả các bức tượng lớn nhỏ khác nhau và bùa chú tượng trưng cho các vị thần Ai Cập và các nhân vật Hy lạp. Các vật thể được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn và rất hữu ích cho các nhà khảo cổ nghiên cứu về niềm tin tôn giáo vào khoảng thời gian đó.
Thợ lặn cũng tìm một số lượng rất lớn các quách làm bằng đá vôi, mà các nhà nghiên cứu cho rằng được dùng để chứa xác ướp động vật dâng lên chúa thần.
Nhiều tấm bia đá có khắc chữ Hy Lạp và Ai Cập cũng đã được tìm thấy, và thông qua đó giới khảo cổ đã tìm được tên gọi chính xác của thành phố này, Thonis-Heracleion (trước đây từng được cho là tên của 2 thành phố tách biệt).
Hiện các nhà khảo cổ vẫn đang trong quá trình khai quật và nghiên cứu các cổ vật. Và câu trả lời chính xác hơn để giải thích tại sao thành phố thịnh vượng và giàu văn hóa này lại vị vùi dập xuống đáy biển hơn một nghìn năm trước sẽ được hé lộ…
Một số hình ảnh khác của thành phố Thonis-Heracleion dưới đáy biển:
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.