Hoang đảo đẹp khó tin ở Quy Nhơn, ngỡ như trời Tây
(20:26:43 PM 05/09/2017)(Tin Môi Trường) - Nước biển ở Kỳ Co (Quy Nhơn, Bình Định) có hai màu rõ rệt, ở gần bờ biển là màu xanh ngọc trong vắt, có thể nhìn xuống tận đáy, đi ra xa lại có màu xanh lam.
Nằm cách thành phố Quy Nhơn gần 25km, đảo Kỳ Co thuộc xã đảo Nhơn Lý có vẻ đẹp hoang sơ, bình yên với bãi biển cát trắng mịn, nước biển trong xanh, mát lành. Hòn đảo chưa được khai thác du lịch nhiều, người tới đây đa phần là dân du lịch bụi và dân bản xứ.
Nước biển ở đây có 2 màu rõ rệt, được coi như "đặc điểm nhận dạng" khó quên của đảo Kỳ Co, ở gần bờ biển là màu nước xanh ngọc trong vắt, có thể nhìn xuống tận đáy, đi ra xa nước biển lại có màu xanh đậm.
Nước trong vắt nhìn thấu tận đáy biển. Để đến đảo Kỳ Co, du khách phải di chuyển qua nhiều chặng, phổ biến nhất là cách đi đến Eo Gió, sau đó thuê thuyền hoặc cano đi ra đảo Kỳ Co. Thuyền sẽ đậu cách bờ khoảng 100 m, du khách sẽ lên thuyền thúng hoặc thuyền tự chế của người dân để vào bờ.
Hai màu nước biển: xanh ngọc và xanh lam phân chia tách biệt. Ấn tượng đầu tiên khi du lịch ở đảo Kỳ Co đó là đá ở khắp mọi nơi, nhô lên thành từng hàng ra biển, đá dựng đứng thành hang hốc, đá xếp dọc theo khe suối từ trên đỉnh núi xuống dưới, đẹp tuyệt trần. Ảnh: Nhi Nguyễn
Bạn có thể thuê những chiếc phao khổng lồ hình chú vịt rồi thành thơi tắm nắng, quên đi phiền muộn, hòa mình vào thiên nhiên.
Ngoài tắm biển và lặn ngắm san hô, du khách còn có thể khám phá hòn đảo bằng các hoạt động cạy hàu sữa trên vách đá, tìm bắt nhím, ốc, hải sâm... hay đơn giản là ngắm hoàng hôn rực rỡ lúc xế chiều hoặc mở tiệc thịt nướng trên bãi biển.
Khung cảnh ở Kỳ Co đẹp ngỡ ngàng khiến những ai tới đây lần đầu phải ngỡ ngàng, tưởng như một cảnh đẹp ở trời Tây.
Bạn có thể tha hồ chiêm ngưỡng những vách đá dựng đứng nhô ra ngoài bờ biển và tạo thành những vụng nước.
Cảnh như thế này không thể không thích....
Theo SuZi (Ngoisao)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.