Đưa lễ hội trở thành sản phẩm du lịch chủ lực - tại sao không?
(19:40:36 PM 12/11/2019)(Tin Môi Trường) - Lễ hội trở thành “thỏi nam châm” hút khách là câu chuyện đã được thế giới chứng minh từ lâu. Song phải đến khi Đà Nẵng, Quảng Ninh gặt hái thành công nhờ nâng tầm lễ hội, người ta mới hiểu rằng, lễ hội Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành sản phẩm du lịch chủ lực để hút khách.
>> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc >> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực >> Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024 >> Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh >> Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
Lãng phí từ tài nguyên du lịch lễ hội
Nam Định được xem là địa phương “giàu có” về tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa với hơn 100 lễ hội truyền thống, trong đó có những lễ hội nổi tiếng như Hội chợ Viềng, Lễ hội đền Trần, Lễ hội Phủ Dầy, đặc biệt là Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2016.
Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và những lễ hội đa dạng như thế, nhưng ngành du lịch Nam Định nhiều năm nay vẫn cứ loay hoay đi tìm sản phẩm đặc thù. Khách đến với Nam Định chủ yếu tập trung vào dịp lễ hội đầu năm với xu hướng đi “lễ” là chính, “hội” là phụ, chi tiêu rất thấp và gần như không lưu trú qua đêm.
Lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
Đó không chỉ là thực trạng riêng của Nam Định mà là của nhiều điểm đến lễ hội khắp Việt Nam.
Theo thống kê, cả nước có khoảng gần 8.000 lễ hội truyền thống, trung bình mỗi ngày diễn ra khoảng 22 lễ hội. Phong phú là vậy, song đa số lễ hội mới chỉ được tổ chức tập trung vào dịp đầu năm, khách đến chốc lát rồi về, dịch vụ nghèo nàn nên không thể hấp dẫn du khách vui chơi dài ngày, kích thích chi tiêu. Tới các lễ hội, thấy khách quốc tế vô cùng ít ỏi.
Nếu nhìn vào những con số ấn tượng về lượng khách và doanh thu của những lễ hội nổi tiếng trên thế giới như: Carnival ở Rio de Janeiro đem về cho Brazil khoảng hơn 6 triệu đô la doanh thu trong một tháng; Oktoberfest mang về hơn một tỷ Euro cho thành phố Munich (Đức) trong hai tuần lễ hội hay Lễ hội té nước -Songkran Festival thu về cho Thái Lan hơn 15 tỉ bath (tương đương 427 triệu USD) mỗi mùa… thì ai cũng thấy rõ ràng Việt Nam đang để lãng phí một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng quý giá.
Đánh thức “mỏ vàng bị bỏ quên”
Tiềm năng thì đã rõ, nhưng đánh thức bằng cách nào khi ngân sách nhà nước, nguồn lực của ngành không đủ mạnh? Cái cách mà Đà Nẵng, Quảng Ninh xã hội hóa, mở cửa mời gọi doanh nghiệp đầu tư nâng tầm các lễ hội đã và đang là câu trả lời thiết thực nhất cho băn khoăn đó.
Với sự chung tay của Tập đoàn Sun Group, từ năm 2017, Đà Nẵng đã nâng tầm Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế từ hai ngày thành Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF - kéo dài hàng tháng với những đêm pháo hoa đỉnh cao, những tiết mục nghệ thuật mãn nhãn, những đêm diễu hành carnival đường phố đầy hấp dẫn cùng nhiều sự kiện đồng hành tưng bừng, sôi động.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đã đưa Đà Nẵng thành điểm đến ưa thích hàng đầu của du khách trong dịp hè.
Ngay mùa đầu tiên, năm 2017, DIFF đã góp sức gia tăng 34,5% lượng khách trong hai tháng hè, nâng tổng lượt khách đến với Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2017 lên hơn 3,2 triệu lượt, tổng thu du lịch cán mốc 9.500 tỷ đồng.
Bước sang năm thứ hai, DIFF 2018 đã góp phần đưa Đà Nẵng đứng đầu danh sách điểm đến được yêu thích nhất trong dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 và là Lựa chọn số 1 của du khách Việt trong dịp hè 2018 theo đánh giá của Trang web đặt phòng trực tuyến Agoda. Hai tháng diễn ra lễ hội, DIFF 2018 đã góp phần mang về cho Đà Nẵng 1.581.558 lượt khách, tăng 25,54% so với cùng kỳ. Công suất phòng khách sạn trong thời gian diễn ra lễ hội luôn đạt từ 70-90%, dù Đà Nẵng đã có thêm 7.355 phòng khách sạn so với năm trước.
Trong khi đó, theo Sở Du lịch Đà Nẵng, trong hơn một tháng diễn ra DIFF 2019, lượng khách lưu trú đã tăng 11% so với kỳ DIFF 2018; công suất phòng khách sạn trong thời gian diễn ra lễ hội luôn đạt mức 65-70%; riêng khối khách sạn 4-5 sao, công suất đạt tới 75-85%. Một số doanh nghiệp lữ hành cũng khẳng định lượng khách “book” tour Đà Nẵng trong mùa pháo hoa 2019 tăng trưởng từ 30-50%.
Cùng với Đà Nẵng, Quảng Ninh cũng đã tạo tiếng vang lớn trong vài năm qua, với việc đổi mới Carnaval Hạ Long từ một sự kiện chỉ kéo dài 1 ngày thành lễ hội kéo dài một tuần với nhiều hoạt động thú vị. Đêm 28/4/2018, tại Quảng trường Sun Carnival Hạ Long, khán đài hơn 6000 người không một chỗ trống. Một sân khấu hoành tráng, dàn nghệ sĩ tên tuổi cùng những màn trình diễn nghệ thuật không thể ấn tượng hơn đã khiến đêm chính Carnaval Hạ Long 2018 cuốn hút đến phút cuối cùng.
Lễ hội Carnaval Hạ Long ngày càng thu hút du khách nhờ các chương trình biểu diễn hấp dẫn'
Sang năm 2019, lượng khách du lịch đến các điểm tham quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 625.400 lượt. Đóng góp vào con số đó không thể không nhắc tới sức hấp dẫn của Carnaval Hạ Long 2019, được tổ chức song song 2 khu vực Bãi Cháy và Hòn Gai với tâm điểm là đêm nghệ thuật hoành tráng tối ngày 28/4, với sự góp mặt của khoảng 100 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân nổi tiếng như: Mỹ Tâm, Tân Nhàn, Tuấn Anh, Minh Quân, Thanh Hằng... cùng vũ đoàn Grammy, vũ đoàn T.Tailent và các nghệ sỹ nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam. '
Sun Group đã được giao gánh phần trách nhiệm tài trợ chính và thực hiện các lễ hội này.
Mở rộng cánh cửa xã hội hóa các lễ hội lớn, chọn nhà đầu tư có tâm và có tầm để cùng chung tay gánh vác, nâng tầm lễ hội, các điểm đến hàng đầu Việt Nam đang chứng minh họ hoàn toàn có thể đi bằng hai chân trong làm du lịch, chứ không chỉ đơn thuần trông chờ vào những nguồn tài nguyên duy nhất từ tự nhiên.
D.H
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.