Du lịch Việt Nam cần nhiều hơn nữa những Bà Nà Hills
(18:32:35 PM 21/06/2019)(Tin Môi Trường) - Sự xuất hiện của Cầu Vàng tại Sun World Bà Nà Hills tháng 6/2018 là cái chốt giúp Đà Nẵng lọt vào danh sách Top 10 thành phố hàng đầu thế giới về du lịch, trở thành một trong những điểm nhất định phải tới trong năm 2018, 2019. Một thập kỷ, sự trưởng thành của Bà Nà gắn liền với hành trình bừng tỉnh, vươn mình của “thành phố đáng sống” nhất dải đất hình chữ S.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
10 năm, khách đến Đà Nẵng tăng gần 500%
Nhìn vào những con số thay đổi ngoạn mục của du lịch Đà Nẵng một thập kỷ qua, kể từ khi Tập đoàn Sun Group đưa tuyến cáp treo số 1 Bà Nà – Suối Mơ và khu du lịch Sun World Ba Na Hills đi vào hoạt động, mới thấy rõ vai trò của du lịch giải trí, của những sản phẩm du lịch độc đáo, sáng tạo đối với ngành công nghiệp không khói.
Những năm đầu thế kỷ 21, Bà Nà Hills chỉ đón chừng 30.000-40.000 lượt khách/năm, năm cao nhất cũng chỉ đạt 70.000 lượt. Cũng bởi đến Bà Nà khi đó, du khách ngoài ngắm cảnh thiên nhiên, tận hưởng thời tiết mát mẻ, ăn ngô luộc, uống trà đá hoặc sang hơn là nghỉ dưỡng một đêm ở vài khách sạn nhỏ lẻ bên chân núi hay trên đỉnh thì cũng không có gì hấp dẫn để ở lâu, để tiêu tiền.
Mỗi năm sau tuyến cáp treo số 1 đó, Bà Nà lại thay da đổi thịt. Ăn sâu vào tiềm thức của du khách là câu slogan “Đường lên tiên cảnh”.
Mà tiên cảnh thật chứ nào phải nói ngoa. Những vườn hoa rực rỡ bốn mùa, những lâu đài mang phong cách Pháp đẹp như trong cổ tích, những công trình tâm linh thiền tịnh ẩn hiện giữa mây ngàn, khu vui chơi sôi động, lễ hội tưng bừng ngày nào cũng có, Bà Nà Hills trở thành một biểu tượng của du lịch Đà Nẵng. Thậm chí, nói như nhiều doanh nghiệp làm du lịch thì: “Không có Bà Nà, chưa chắc du khách trong nước và quốc tế đã biết đến Đà Nẵng”, và Đà Nẵng cũng khó có thể đứng trong Top 10 thành phố du lịch hàng đầu thế giới như hiện nay. Từ năm 2009 đến 2018, khi Bà Nà đón số lượng khách tăng hơn 160 lần thì Đà Nẵng cũng ghi nhận lượng du khách tăng tới 463%.
Tháng 6/2018, Bà Nà đã làm nên một hiện tượng du lịch, đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến mới khiến cả thế giới chú ý, khi cây Cầu Vàng ra đời và được truyền thông quốc tế đồng loạt ngợi ca. Hiệu ứng Cầu Vàng thậm chí ngày càng gia tăng, khi chỉ từ đầu năm 2019 đến nay, Đà Nẵng đón một lượng khách quốc tế tăng kỷ lục bằng đường hàng không, đạt 757,5 nghìn lượt, tăng 56,5% so với cùng kỳ 2018 (484,2 nghìn lượt). Tính chung trong quý 1/2019, theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng, tổng lượng khách khách du lịch đến thành phố ước đạt hơn 1,8 triệu lượt, tăng 16,4% so cùng kỳ 2018, trong đó khách quốc tế ước đạt 876,5 nghìn lượt, tăng 31,2%.
Mới đây nhất, phục vụ cho mùa du lịch hè 2019, Bà Nà Hills ra mắt show nghệ thuật Vũ hội Ánh Dương đình đám với mức đầu tư 100 tỷ đồng, quy tụ hơn 200 diễn viên đến từ nhiều quốc gia như Brazil, Ukraine, Columbia… và một ekip sáng tạo với nhiều tên tuổi lớn trong nước và quốc như “phù thuỷ sân khấu” Phạm Hoàng Nam, biên đạo múa Hani Abaza, nhạc sỹ Huy Tuấn, nhà thiết kế thời trang Tom Trandt...
Mỗi ngày, kể từ khi ra mắt, khán đài 30.000 chỗ của show diễn đẳng cấp quốc tế này chưa khi nào vắng khán giả. Không chỉ được dự đoán là thỏi nam châm mới của Đà Nẵng, show nghệ thuật quy mô chưa từng có tại Bà Nà thậm chí được nhiều chuyên gia cho rằng sẽ đưa Đà Nẵng bước lên một đẳng cấp nữa so với các điểm đến trong nước.
Dưới góc độ một nhà quản lý, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh khái quát, Bà Nà hiện tại mang lại đóng góp rất quan trọng với du lịch Đà Nẵng và Việt Nam. Bà Nà đã không ngừng tổ chức các hoạt động để thu hút khách trong và ngoài nước và số lượng khách đến với núi Chúa tăng qua từng năm. Đó là kết quả của việc hành động có kế hoạch, chương trình bài bản để phát triển các sản phẩm du lịch, từ việc đầu tư lớn về cơ sở vật chất, các điểm vui chơi để thu hút khách. Từ khi có tuyến cáp treo đầu tiên tới thời điểm hiện tại, chưa có khu dịch nào của Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung có thể vượt Bà Nà về sự hấp dẫn, sáng tạo.
Trước đây, Đà Nẵng chỉ được xem là một điểm trung chuyển du khách đi Huế hoặc Hội An. Giờ thì Đà Nẵng là thủ phủ du lịch của miền Trung cũng như cả nước. Từ một nơi nổi tiếng với những nhà chồ ven sông, im lìm khi đêm đến, không được nhắc tới với một sản phẩm du lịch nào điển hình ngoài bãi biển, Ngũ Hành Sơn… Đà Nẵng đã vươn mình “một trong những thành phố thành công nhất Việt Nam nhờ phát triển du lịch”, như nhận định của Chủ tịch Grant Thornton Việt Nam - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) Kenneth M. Atkinson.
Tốc độ tăng trưởng du lịch của thành phố luôn là mơ ước của nhiều tỉnh thành trên cả nước. Năm 2012, Đà Nẵng được bình chọn là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á. Năm 2018, thành phố lại lọt vào danh sách top 10 thành phố hàng đầu thế giới về du lịch, trở thành một trong những nơi nhất định phải tới trong năm 2018, 2019.
Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng cũng đã góp phần không nhỏ giúp du lịch Việt chuyển mình, “cất cánh” trong 10 năm qua. Thời điểm 2007-2009, du lịch Việt Nam mới chỉ đón 3,8 triệu lượt khách nước ngoài, 15 triệu khách nội địa. Đến năm 2014, 8 triệu lượt khách quốc tế, 32 triệu khách nội địa đã đi du lịch Việt Nam, tăng gấp đôi so với 5 năm trước đó. Và năm 2018 vừa qua, lượng khách quốc tế một lần nữa đạt con số gấp đôi: 16 triệu lượt, cùng với trên 80 triệu lượt khách nội địa, doanh thu 620.000 tỷ đồng (gấp gần 10 lần 2009).
Trong những mốc son tăng trưởng đó của Đà Nẵng, của Việt Nam, không thể phủ nhận vai trò của những sản phẩm du lịch sáng tạo như Cầu Vàng, như Bà Nà Hills. Và nói như Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch thì “du lịch Đà Nẵng nói riêng và du lịch Việt nói chung cần nhiều hơn những cơ sở như Bà Nà Hills, để tiếp tục hút chân du khách”.
PHƯƠNG KHANH
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.