Du lịch biển Đồ Sơn: Bao giờ mới hết ngủ đông?
(20:58:08 PM 10/10/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Thiên nhiên đã hào phóng ban cho Hải Phòng hai danh thắng du lịch Đồ Sơn và Cát Bà với cảnh quan rừng biển, làm say lòng du khách. Song khí hậu lại bất công chỉ “cho” nơi đây ba tháng hè, khiến hoạt động dịch vụ du lịch ở Đồ Sơn, Cát Bà rơi vào cảnh thời vụ.
>> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc >> Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh >> WWF và những chiến dịch truyền thông giảm nhựa trong du lịch >> Hoạt động du lịch cộng đồng góp phần bảo vệ san hô Hòn Yến >> Thêm dự án đề xuất "lấy" 68ha Vườn Quốc gia Tam Đảo làm du lịch
Cuối thu ra biển, nắng nhẹ chỉ đủ trải một màu vàng nhạt, cả ba bãi biển Đồ Sơn rộng thênh thang không một người tắm. Trên bờ, hàng loạt khách sạn nhà nghỉ đồ sộ sức chứa hàng vạn người, nhưng lượng khách thưa thớt, chủ yếu là khách ra ăn uống và “nghỉ theo giờ”. Anh bạn tôi vốn tính hài hước nói: Hôm nay chúng ta là thượng đế, bởi sự tráng lệ mênh mông của trời biển chỉ dành cho mấy người. Suốt dọc con đường trục dọc trung tâm du lịch Đồ Sơn vắng khách, chỉ có các nhân viên nhà hàng bám trụ “xinhan” cho khách vào ăn, nghỉ qua trưa.
Buổi tối, Đồ Sơn càng vắng khách hơn, nhất là khi trời trở gió bấc, chả ai rồ ra đây đón gió lạnh. Chính sự bất công của khí hậu đã không chiều “người đẹp Đồ Sơn”, vì vậy Đồ Sơn và cả Cát Bà chỉ sôi động trong mấy tháng hè. Rõ ràng hoạt động dịch vụ ở 2 khu du lịch biển lớn của Hải phòng phụ thuộc nhiều vào mùa vụ. Vấn đề đặt ra là bao giờ Đồ Sơn, Cát Bà mới hết ngủ đông?
Hết hè, khu du lịch Đồ Sơn lại rơi vào cảnh đìu hiu, vắng khách. Ảnh: K.A |
Quỹ đất đang bị băm vụn
Đây là sự trăn trở đã lâu đối với những người làm công tác quản lý du lịch Hải Phòng và 2 địa phương Đồ Sơn, Cát Hải, nhưng hiện giờ vẫn chưa có lời giải. Ai cũng biết, muốn đánh thức “người đẹp” phải có cách thức phù hợp, mà mấu chốt là phải đầu tư các dự án, công trình tầm cỡ quy mô, xây dựng những phân khu vui chơi giải trí thực sự hấp dẫn du khách thập phương. Cách đây không lâu, Dự án công viên nước Đồ Sơn được khởi công tại khu Vạn Sơn, nhưng khi triển khai, các nhà đầu tư mới té ngửa: Diện tích xây dựng dự án công viên nước đã được cấp trước đó cho một đơn vị khác, trong khi vốn góp của chủ nhà chỉ bằng đất, nội bộ liên doanh tay tư này vì thế đã phải chia tay không mấy vui vẻ. Muốn mời gọi các nhà đầu tư vào Đồ Sơn và Cát Bà thì phải có quỹ đất, nhưng suốt bao năm qua, Đồ Sơn vẫn ghi đậm dấu ấn của thời bao cấp, mang tính ban phát.
Vì thế, quỹ đất Đồ Sơn nát vụn bởi hàng trăm khách sạn, nhà nghỉ của các ban, ngành từ trung ương đến địa phương tới đóng đô trên khu du lịch nổi tiếng này. Tùy theo sự đầu tư và quỹ phúc lợi của các ban, ngành chủ quản, các khách sạn nhà nghỉ được xây dựng, nhưng thiếu quy mô, tầm cỡ, chủ yếu phục vụ hoạt động trong nội bộ ngành, còn những diện tích chưa được đầu tư thì cho tư nhân thuê lại theo hợp đồng từng năm để bù đắp lại chi phí điện nước trong những ngày đông, tháng lạnh.
Nhiều người nhân địa phương thuê lại diện tích đất trong khuôn viên các nhà nghỉ, khách sạn của các đơn vị không dám đầu tư lớn cho cơ ngơi mà mình thuê theo năm một, bởi chẳng biết sang năm có còn được thuê lại để đầu tư kinh doanh tiếp không? Khi kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ của các ban, ngành phụ thuộc vào khí hậu và nặng tính phục vụ đối nội là chủ yếu, khi trống phòng mới cho khách ngoài thuê trong mùa hè, hoặc vào các dịp liên hoan du lịch, lễ hội chọi trâu. Trong khi, các thành phần tư nhân do không có đất để đầu tư xây dựng, hoặc do lưng vốn mỏng chỉ dám đầu tư nhỏ kiểu “lướt ván”, năm nào biết năm đó, thì không thể huy động sức mạnh đầu tư vào Đồ Sơn.
Cần những công trình quy mô
Đến nay, cả Hải Phòng nói chung và Đồ Sơn, Cát Bà nói riêng chưa có lấy một khách sạn tầm cỡ “5 sao”. Đồ Sơn có Cty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng với khu resort mới được xây dựng ở khu thung lũng Xanh, nhưng do đặc thù kinh doanh, liên doanh này chỉ phục vụ khách nước ngoài, Việt kiều đến giải trí, người dân Hải Phòng và khách du lịch thuần túy mấy ai dám bén mảng tới. Điều đó cũng lý giải, nhiều năm qua, Hải Phòng không được chọn tổ chức một sự kiện mang tầm quốc tế nào? Muốn “người đẹp Đồ Sơn” thức giấc ngủ đông, cần phải có những món quà xứng đáng. Đó là cần kêu gọi các nhà đầu tư tâm huyết đến Đồ Sơn xây dựng những công trình khách sạn, khu vui chơi giải trí mang tầm cỡ như Suối Tiên, Đầm Sen (TPHCM), Vinpearl Land (Nha Trang), Tuần Châu (Hạ Long)... hoặc xây dựng những khu ẩm thực chuyên đề mang đậm dấu ấn của miền biển Hải Phòng.
Đây là sự trăn trở đã lâu đối với những người làm công tác quản lý du lịch Hải Phòng và 2 địa phương Đồ Sơn, Cát Hải, nhưng hiện giờ vẫn chưa có lời giải. Ai cũng biết, muốn đánh thức “người đẹp” phải có cách thức phù hợp, mà mấu chốt là phải đầu tư các dự án, công trình tầm cỡ quy mô, xây dựng những phân khu vui chơi giải trí thực sự hấp dẫn du khách thập phương. Cách đây không lâu, Dự án công viên nước Đồ Sơn được khởi công tại khu Vạn Sơn, nhưng khi triển khai, các nhà đầu tư mới té ngửa: Diện tích xây dựng dự án công viên nước đã được cấp trước đó cho một đơn vị khác, trong khi vốn góp của chủ nhà chỉ bằng đất, nội bộ liên doanh tay tư này vì thế đã phải chia tay không mấy vui vẻ. Muốn mời gọi các nhà đầu tư vào Đồ Sơn và Cát Bà thì phải có quỹ đất, nhưng suốt bao năm qua, Đồ Sơn vẫn ghi đậm dấu ấn của thời bao cấp, mang tính ban phát.
Vì thế, quỹ đất Đồ Sơn nát vụn bởi hàng trăm khách sạn, nhà nghỉ của các ban, ngành từ trung ương đến địa phương tới đóng đô trên khu du lịch nổi tiếng này. Tùy theo sự đầu tư và quỹ phúc lợi của các ban, ngành chủ quản, các khách sạn nhà nghỉ được xây dựng, nhưng thiếu quy mô, tầm cỡ, chủ yếu phục vụ hoạt động trong nội bộ ngành, còn những diện tích chưa được đầu tư thì cho tư nhân thuê lại theo hợp đồng từng năm để bù đắp lại chi phí điện nước trong những ngày đông, tháng lạnh.
Nhiều người nhân địa phương thuê lại diện tích đất trong khuôn viên các nhà nghỉ, khách sạn của các đơn vị không dám đầu tư lớn cho cơ ngơi mà mình thuê theo năm một, bởi chẳng biết sang năm có còn được thuê lại để đầu tư kinh doanh tiếp không? Khi kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ của các ban, ngành phụ thuộc vào khí hậu và nặng tính phục vụ đối nội là chủ yếu, khi trống phòng mới cho khách ngoài thuê trong mùa hè, hoặc vào các dịp liên hoan du lịch, lễ hội chọi trâu. Trong khi, các thành phần tư nhân do không có đất để đầu tư xây dựng, hoặc do lưng vốn mỏng chỉ dám đầu tư nhỏ kiểu “lướt ván”, năm nào biết năm đó, thì không thể huy động sức mạnh đầu tư vào Đồ Sơn.
Cần những công trình quy mô
Đến nay, cả Hải Phòng nói chung và Đồ Sơn, Cát Bà nói riêng chưa có lấy một khách sạn tầm cỡ “5 sao”. Đồ Sơn có Cty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng với khu resort mới được xây dựng ở khu thung lũng Xanh, nhưng do đặc thù kinh doanh, liên doanh này chỉ phục vụ khách nước ngoài, Việt kiều đến giải trí, người dân Hải Phòng và khách du lịch thuần túy mấy ai dám bén mảng tới. Điều đó cũng lý giải, nhiều năm qua, Hải Phòng không được chọn tổ chức một sự kiện mang tầm quốc tế nào? Muốn “người đẹp Đồ Sơn” thức giấc ngủ đông, cần phải có những món quà xứng đáng. Đó là cần kêu gọi các nhà đầu tư tâm huyết đến Đồ Sơn xây dựng những công trình khách sạn, khu vui chơi giải trí mang tầm cỡ như Suối Tiên, Đầm Sen (TPHCM), Vinpearl Land (Nha Trang), Tuần Châu (Hạ Long)... hoặc xây dựng những khu ẩm thực chuyên đề mang đậm dấu ấn của miền biển Hải Phòng.
KIM ANH (Lao động)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.