Đón trăng trên phá Tam Giang
(17:54:49 PM 15/08/2011)
Buổi sáng trên phá Tam Giang - Ảnh: T.Lộc |
Tôi điện thoại ngay cho Tường - một ngư dân xóm Sáo (xã Điền Hải, huyện Phong Điền, cách trung tâm TP Huế chừng 40km) - để chuẩn bị vài thứ thức ăn cần thiết, thêm cả chiếc đò và chăn chiếu ngủ qua đêm...
Từ trung tâm TP Huế chúng tôi mua thêm ít trái cây và không quên đem theo cây ghita, lên xe xuôi về phía biển, theo đường qua đập Thảo Long, cầu Ca Cút rồi chạy thẳng quốc lộ 49 hướng về phía bắc, men theo dải cát duyên hải. Xóm Sáo nằm ngay bến đò Điền Hải, nơi tập trung chừng 50 hộ dân sống trên những ngôi nhà chồ men theo con đê nhô thẳng ra mặt phá Tam Giang.
Đến nơi trời cũng sắp xế chiều. Tất cả đều được chuẩn bị sẵn, lên đò Tường nổ máy chạy ra giữa mặt phá. Đò hướng về phía mặt trời lặn, đến đập Cửa Lác, đầu nguồn Tam Giang để khách tha hồ thưởng ngoạn cảnh mênh mông đầm phá. Sau đó đò tiếp tục xuôi dòng, vòng vèo quanh những nò sáo rồi neo lại cạnh một “trộ” sáo (một hệ thống bẫy cá bằng tre và lưới) đoạn giữa mặt phá.
Vợ chồng Tường bắt đầu nhóm lò lửa um mấy con cá hanh đặc sản vùng phá đã ướp sẵn từ bờ. Được lót dạ mấy chén bún cá dưới bầu trời ráng sắc hồng sắc tía giữa mặt phá mênh mông, du khách phương xa cứ xuýt xoa trong ngỡ ngàng...
Chứng kiến công việc của ngư dân vùng phá Tam Giang là những trải nghiệm khó quên đối với du khách - Ảnh: T.Lộc |
Trời tối dần, phía đông trăng cũng lên cao, sáng vằng vặc. Tường chống đò đi đổ nò. Năm cái nò của “trộ” sáo lần lượt được giở lên từ mặt nước, rồi trút ngược vào rổ trên thuyền trong sự quan sát tường tận của mọi người. Kết quả chỉ được hai ba lạng tôm cùng vài con cá bống, cá móm...
“Mấy anh chị về bữa ni tôm cá hèn (ít) lắm. Về mùa chỉ cần đổ một nò chính đã ăn không ngạ (hết), có khi cá to, có cả lệch, chình nữa!” - Tường vừa nói vừa hồi tưởng những lần ra phá tôm cá đầy thuyền, vừa trả nò về lại “trộ” sáo.
Lửa tiếp tục được nhóm lên, tôm cá được đổ vào nồi để hấp sau khi rửa qua bằng nước phá. Thấy ít mồi, Tường mách nước: “Anh chị đi lặn nghêu không?”, tức thì nhận được tiếng “ồ!” đồng thanh. Anh nổ máy đưa đò đến gần khu vực Cồn Chìm, một bãi cỏ vừa được khoanh vùng bảo vệ gần đó. Phá Tam Giang đoạn này chỉ sâu ngang ngực người lớn, phía dưới là các loài cỏ mọc trên một lớp bùn non rất dày.
Tất cả thanh niên cởi áo nhảy ùm xuống phá, ngụp lặn trong làn nước mát pha vị hơi mặn đặc trưng. Theo sự hướng dẫn của Tường, mọi người dùng bàn chân rà để xác định nghêu rồi lặn xuống dùng tay bắt lên. Riêng những ngư dân vùng phá như Tường thì chỉ cần kẹp con nghêu vào ngón chân cái rồi đưa lên tay. Không kinh nghiệm nhưng chưa đầy nửa giờ, cả nhóm cũng thu hoạch được 3-4kg nghêu mang về.
Vợ Tường đổ nghêu vào rổ, nhoài người xuống nước chà sạch rồi cho vào nồi bắc lên bếp. Một bữa nhậu đặc sản vùng phá, lại do chính tay du khách lao động mà có được dọn ra. Tiếng đàn ghita cũng vừa cất lên. Anh bạn từ TP.HCM với giọng trầm khàn vừa gảy đàn vừa hát... Nhiều người cũng góp vui bằng những bài hát yêu thích... Tất cả hòa quyện giữa trời sao trong vắt, trong cái sóng sánh của ánh trăng lan truyền ánh bạc trên mặt nước, trong làn gió tinh khiết, mát lành.
Trời dần khuya, Tường kê ván tạo mặt sàn trên hai con đò dành chỗ ngủ cho cánh nam nhân, trong khi các nữ khách vào ngủ dưới mui đò tránh sương sa ướt lạnh. Giấc ngủ được ru bằng gió, bằng tiếng sóng vỗ mạn thuyền như tiếng gõ Trương Chi...
3g30 sáng, khi khách còn ngủ mơ, vợ chồng Tường bắt đầu chống đò đi kéo lừ bắt các loại tôm cá di chuyển dưới đáy phá. Rạng sáng, nhiều du khách tỉnh giấc trong sự tròng trành của con đò, khi Tường lại đổ nò thu lượm tôm cá. Lượt đổ này cũng là nguồn thu nhập chính nuôi cả gia đình anh suốt hàng chục năm qua.
Mặt trời bắt đầu nhô lên, Tường nổ máy đưa đò tiến về bến. Xóm Sáo đã bắt đầu tấp nập. Các thương lái chở tôm cá tỏa đi muôn ngả. Du khách tha hồ tìm hiểu các loại tôm cá đặc trưng của đầm phá trong khu chợ họp ngay bên bến đò...
Tạm biệt trong tiếc nuối, khách không quên lời hẹn một ngày được theo chuyến đò dọc xuất phát mỗi trưa từ bến đò Đông Ba, xuôi theo hạ nguồn sông Hương, đi suốt chiều dài phá Tam Giang để thưởng trọn cảnh vật vùng phá độc đáo và rộng lớn bậc nhất Đông Nam Á này...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.