Độc đáo ngày hội Voi Buôn Đôn
(15:29:06 PM 24/03/2012)
Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2012, được diễn ra từ ngày 24/3 đến 26/3, tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh tới tham dự.
Đây là một hoạt động được UBND huyện Buôn Đôn tổ chức thường niên hai năm một lần, với mục đích giữ gìn, phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện Buôn Đôn nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.
Lễ hội năm nay được tổ chức với nhiều chương trình phong phú, đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa của các đồng bào như: Lễ cúng bến nước, thi cắm trại, lễ tắm voi, lễ cúng sức khoẻ cho voi, hội thi voi đá bóng, voi chạy...
Đặc biệt, trong lễ hội sẽ có chương trình tái hiện lại cảnh săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động văn hóa ẩm thực; biểu diễn cồng chiêng, văn nghệ, biểu diễn trang phục đặc sắc của các dân tộc, các hoạt động thể thao phong phú như: kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo, bắn nỏ; thi nhảy bao bố, thi giã gạo…
Trước ngày diễn ra lễ hội văn hóa, những chú voi nhà ở Bản Đôn vẫn miệt mài lao động, chở khách du lịch mà không cần bất cứ một sự chuẩn bị nào. Từ mờ sáng, các nài voi sẽ vào địa điểm cột voi trong rừng để đưa voi về, sau đó đóng bành và đưa đến khu du lịch Buôn Đôn tập kết tại đây để chờ chở khách.
Một ngày, mỗi con voi có thể chở 6 - 7, lượt khách, vượt trên sông Sêrêpốk ngắm cảnh hoặc đi dạo trên các con đường ở các buôn làng của đồng bào Ê Đê trong Khu du lịch. Giá cưỡi voi cũng khá cao, du khách sẽ phải trả 400 ngàn đồng/giờ.
Sau một ngày lao động mệt nhọc, voi sẽ được các nài đưa về nhà cho ăn mía, cây chuối, tháo bành và lại tiếp tục thả vào rừng để tự tìm thức ăn. Và cứ như thế, sáng hôm sau, nài voi lại vào rừng đưa voi về để tiếp tục công việc chở khách du lịch.
Với những chú voi nằm trong danh sách tham gia lễ hội văn hóa sẽ được chủ voi thả vào những khu rừng gần nhà để có thể dễ tìm thấy và đưa về tham gia lễ hội.
Cùng xem một ngày làm việc của voi nhà Buôn Đôn:
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.